May hợp phát
Chào mừng bạn đến với
May Hợp Phát
638/30 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân

Chất liệu vải nào để may túi giữ nhiệt tốt nhất hiện nay

Khi nhắc đến túi giữ nhiệt, hẳn bạn nào cũng biết được vai trò của chiếc túi này chính là giúp đồ ăn thức uống giữ được nhiệt độ thích hợp, tránh thức ăn bị ôi thiu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Lợi ích của loại túi này là vậy, nhưng túi giữ nhiệt thường sử dụng loại vải, chất liệu nào thì ắt hẳn nhiều người chưa biết tới? Trong bài viết này, hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu về chất liệu vải nào được các xưởng may túi giữ nhiệt ưa chuộng sử dụng nhất nhé!

Những chất liệu thường được sử dụng để may túi giữ nhiệt

Khi nhắc đến túi giữ nhiệt, hẳn bạn nào cũng biết được vai trò của chiếc túi này chính là giúp đồ ăn thức uống giữ được nhiệt độ thích hợp, tránh thức ăn bị ôi thiu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chất liệu bên ngoài của túi giữ nhiệt

Bởi vì chất liệu là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định độ bền khi bạn sử dụng túi , vì vậy, để có được sản phẩm túi giữ nhiệt có tuổi thọ cao, bạn nên cân nhắc và xem xét đến những chất liệu vải cao cấp khác. Đặc biệt những chiếc túi có chất vải, chất liệu dày dặn, chắc chắn và còn có khả năng chống thấm nước tốt sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Và sau đây là danh sách những chất liệu vải cơ bản thường được chọn sử dụng để may túi giữ nhiệt.

1. Vải Polyester

Vải polyester được dệt từ sợi poly nylon tổng hợp, các sợi được kéo, dệt cuộn vào nhau tạo thành một cấu trúc chắc chắn. Nhờ vậy loại vải này có độ dày và độ bền vật lí cao, khó co giãn và bị nhăn nhúm lại sau khi sử dụng một thời gian lâu. Cũng chính vì cấu trúc giữa các sợi đan vào nhau rất kín nên loại vải này có khả năng chống thấm nước cao và bị mài mòn, ảnh hưởng nhiều bởi môi trường.

Ngoài các chức năng chính trên thì polyester còn có khả năng hạn chế hiện tượng lưu thông không khí, chống bụi gió và giúp kháng khuẩn tốt, giảm thiểu hiện tượng thực phẩm bị hư hỏng, mất an toàn vệ sinh.

Nhiều lợi ích là thế nhưng loại vải này có một vài nhược điểm như khi gặp các tác động trực tiếp về nhiệt (chẳng hạn như để gần nhiệt độ cực kì cao như lửa) thì độ bắt cháy rất nhanh và dễ hư hỏng khi ở môi trường nhiệt độ cao, hơi khắc nghiệt.

Tuy nhiên không vì thế mà vải polyester bị hạn chế sử dụng và thâm chí, nhờ nhiều lợi ích mang lại kể trên, và giá thành rẻ, hợp lý nhất trên thị trường mà chúng là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất để may túi giữ nhiệt, thậm chí còn cho balo, túi xách,… hiện nay.

Túi giữ nhiệt vải polyester
May túi giữ nhiệt bằng vải polyester

2. Vải bố

Đối với vải bố, khi sử dụng để may túi giữ nhiệt thì hai mặt vải sẽ được cán màng PU hoặc PVC (tùy vào mục đích sử dụng màng sẽ được cán dày hay mỏng). Đối với túi giữ nhiệt cho đồ ăn thì loại vải bố này sẽ được cán dày ở cả 2 mặt để gia tăng giữ nhiệt và chống thấm nước, hạn chố tối đa được tình trạng hư hỏng, ôi thiu thức ăn.

Có 2 loại chất liệu vải bố thường sử dụng để may túi giữ nhiệt đựng cơm văn phòng , túi giữ nhiệt bình nước, đó là chất liệu bố 600D và bố dù 420D. Loại vải bố 600D có mặt ngoài hơi nhám, dễ bám bụi còn vải bố dù 420D thì có bề mặt bóng, láng hơn, có khả năng chống thấm nươc tốt và khó bám bụi hơn. 2 loại vải bố này tuy độ dày giống nhau nhưng chỉ khác nhau mỗi bề mặt, tùy vào mục đích và đối tượng, nhu cầu sử dụng mà các xưởng may sẽ lựa chọn để may túi giữ nhiệt.

Tuy nhiên, chất liệu vải bố tuy đã được cán màng PU hoặc PVC, tuy nhưng so với các loại khác như vải Polyester, vải dù, PP dệt cán màng,… thì khả năng chống thấm nước vẫn không bằng. Do bản chất của vải bố có gốc từ 100% sợi gai dầu, giữa các sợi được dệt không dày, có đặt điểm dễ thấm hút, vì vậy vẫn có khả năng thấm nước.

Túi giữ nhiệt màu đỏ của Hợp Phát làm từ vải bố dù 600D
Túi giữ nhiệt màu đỏ của Hợp Phát làm từ vải bố dù 600D

3. Vải PP dệt cán màng

Túi giữ nhiệt được làm từ vải polypropylen sau đó được dệt theo hai hướng (sợi dọc và sợi ngang), sau đó được cán một lớp màng OPP mờ hoặc bóng. Nhờ từ nguyên liệu nhựa Polypropylene mà loại vải này có trọng lượng khá nhẹ, khô và thoáng khí. Loại vải này có khả năng chịu lực tốt bởi các sợi PP được dệt chiều dọc và ngang rất chắc chắn.

Túi giữ nhiệt vải PP dệt cán màng có độ bền cao, chịu lực cơ học vật lý tốt, khả năng chống thấm nước tốt và chống thẩm thấu cao. Hơn nữa, nhờ giá thành khá rẻ và bề mặt cán màng dễ in ấn nên đây là một sự lụa chọn ưu dùng cho các doanh nghiệp muốn sử dụng túi giữ nhiệt như một sản phẩm để in logo, trở thành phương tiện quảng cáo ngoài trời cực kì hiệu quả và lâu bền.

Tuy nhiên, vải PP dệt cũng giống nhiều loại chất liệu khác, đều cháy khi gặp lửa. Vì vậy, để túi giữ nhiệt làm từ loại vải này được sử dụng bền lâu thì bạn hãy bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để gần nơi có lửa hoặc có nhiệt độ quá cao.

Túi giữ nhiệt coupang 3 của Hợp Phát làm từ vải PP dệt
Túi giữ nhiệt coupang 3 của Hợp Phát làm từ vải PP dệt

4. Vải không dệt

Vải không dệt có độ đàn hồi cao và khả năng chịu lực tốt nhờ các đặc tính của hạt nhựa tổng hợp. Với thành phần 100% polypropylen, vải không dệt thường được dùng may túi giữ nhiệt đơn giản, giữ nhiệt cho đồ ăn nóng / lạnh trong thời gian ngắn.

Vải không dệt dễ dàng phân hủy và dễ cháy, và vì chúng rất thân thiện với môi trường nên đây cũng chính là ưu điểm và cũng là nhược điểm của loại vải này để may túi giữ nhiệt. Như vậy chúng sẽ không thể sử dụng được tốt trong thời gian dài, đặc biệt khi để lâu trong môi trường nước vải sẽ trở nên kém bền và dễ bị biến đổi.

Sử dụng vải không dệt may túi giữ nhiệt
Sử dụng vải không dệt may túi giữ nhiệt

5. Vải dù

Vải dù là chất liệu vải cao cấp và khá thoáng khí. Chất liệu vải dù có độ bền cao và sử dụng được lâu dài. Đặc biệt, sử dụng vải dù may túi giữ nhiệt sẽ hạn chế khả năng bị bám bụi bẩn, thấm nước, giúp thức ăn không bị ướt, ẩm.

Túi giữ nhiệt bằng vải dù có những ưu điểm nổi bật như tiện lợi, sử dụng được nhiều lần, chịu được trọng lượng lớn. Hơn nữa nhờ trọng lượng túi nhẹ và chịu lực tốt nên loại vải này cũng được các xưởng may ưu ái lựa chọn để may túi giữ nhiệt. Tuy nhiên, vì được dệt từ sợi tổng hợp nên nó lại ko thân thiện với môi trường.

Vải dù may túi giữ nhiệt chống thấm nước cực tốt
Vải dù may túi giữ nhiệt chống thấm nước cực tốt

Chất liệu bên trong túi giữ nhiệt

Chất liệu bên ngoài quan trọng nhưng để đồ ăn thức uống giữ nhiệt tốt thì chất liệu bên trong túi giữ nhiệt cũng được nhiều người chú trọng đến.

Trên thị trường hiện nay có thể chia thành 2 loại chất liệu chính thường được các xưởng may lựa chọn sử dụng như:

  • Mút xốp bạc cách nhiệt: được tạo thành bởi những chất liệu mút xốp PE qua quá trình nhiệt hóa cao cấp cho nên các mút xốp cách nhiệt được kết dính với nhau rất chặt chẽ và có độ dai rất tốt. Nhờ kết hợp lớp giấy bạc có độ dày vừa phải và phần mút xốp độ đàn hồi cao nên nó vừa có khả năng giữ nhiệt và chống sốc khá tốt. Đặc điểm: có lớp mút xốp dày và lớp bạc có những đường vân nổi.
  • Mút chống nóng sợi nhôm bạc Peva: loại mút xốp này có 3 lớp, 2 lớp ngoài là lớp nhôm bạc Peva ở giữa 2 lớp có thêm một lớp bông mỏng. Nhờ sự kết hợp của những lớp này mà túi có khả năng giữ nhiệt rất tốt. Đặc điểm: lớp mút không quá dày, mặt nhôm thường được in trơn.
Các loại tấm lót trong của túi giữ nhiệt
Các loại tấm lót trong để may túi giữ nhiệt

Lời kết

Trên đây là những chất liệu thường được sử dụng để may túi giữ nhiệt, hi vọng những thông tin này thật sự hữu ích để bạn có thể đưa ra lựa chọn một chiếc túi giữ nhiệt phù hợp với mình.

 

Vải CanvasVải LanhVải Không DệtVải Gấm XốpVải OxfordVải May Balo
Vải ChiffonVải LenVải BốVải Kate CottonVải Tuyết MưaVải May Túi Tote
Vải Da CáVải NylonVải DạVải Không Dệt PPVải Tuyết Nhung
Vải KateVải SimiliVải Dệt KimVải LinenVải Umi
Vải Nỉ Vải ThôVải DùVải Lót TúiVải Voan
Vải PolyesterVải TweedVải ĐayVải LụaCác Loại Vải May Balo
Vải BốVải CottonVải ĐũiVải MangoChất Liệu Giữ Nhiệt Tốt

 

Bài viết liên quan

Hotline

Vui lòng gọi để được tư vấn

Tư vấn 24/7: 0909 938 333

Kinh doanh 1: Ms Thúy – 09797.099.34 (zalo/viber/skype)

Kinh doanh 2: Ms Trang –  09011.676.68 (zalo/viber/skype)

Kinh doanh 3: Mr Tây – 03659.175.93 (zalo/viber/skype)

Kinh doanh 4: Mr Quân – 09886.93.337 (zalo/viber/skype)

zalo
0909 938 333
Facebook