Bên cạnh vải bố, vải nylon thì chất liệu vải dù cũng là 1 trong những loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất và đời sống thường nhật.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại vải này ở các mặt hàng như: balo, túi xách, quần áo, ô bạt… Vậy thì vải dù là gì và nó những ưu điểm nổi bật gì? Mời bạn đọc cùng May Hợp Phát tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Vải dù là gì?
Vải dù (tiếng Anh: parachute fabric) là loại vải được tổng hợp và gia công từ nhiều loại sợi khác nhau như: cotton, polyester hay từ các sợi nhân tạo và sợi vải thô để tăng tính nổi bật của bề mặt.
Vải dù có khả năng chống nước tốt và dễ dàng trong việc bảo quản, xử lý hơi ẩm, nước đọng lại trên bề mặt nhanh chóng. Chính vì cấu tạo của sợi vải dù cũng như ưu điểm loại vải này mà chúng được ứng dụng trong ngành may mặc đặc biệt là ngành may balo túi xách hiện nay.
Hoặc chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại chất liệu này trên bảng thành phần của các sản phẩm đồ gia dùng hay trang phục quần áo nhập khẩu.
Nguồn gốc của vải dù ?
Có nhiều loại Vải dù khác nhau, nên nguồn gốc cũng như chất lượng đặc tính khác nhau. Tại Việt Nam (vải dù có mặt ở nước ta từ năm 1980) nguồn gốc vải dù được xuất xứ từ:
- Sản xuất tại Việt Nam: loại vải dù này thì hiện khá hiếm và ít được sản xuất, trong may mặc ít được lựa chọn do giá thành cao hơn những loại vải dù khác
- Vải dù nhập khẩu từ Trung Quốc: phần lớn chất liệu dù ở nước ta hiện nay là được nhập từ Trung Quốc do giá thành rẻ và số lượng lớn
- Nhập từ các nước khác: từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan…với chất lượng cao nên được người dùng rất ưa chuộng
Các tính chất của vải dù
Tính chất vật lý của vải dù
- Vải dù có trọng lượng nhẹ
- Bề mặt sáng mịn, không nhăn, không xù lông
- Vải dù có độ dai và độ đàn hồi cao
Tính chất hóa học của vải dù
- Không thấm nước, không tan trong nước
- Rất dễ cháy, khi cháy tro vón thành cục và không thể bóp tan
- Không phân hủy tự nhiên
- Nhạy cảm với nhiệt độ, axit và kiềm
Đặc điểm của vải dù là gì?
Vải dù do được gia công với nhiều chất liệu khác nên vải dù sở hữu nhiều đặc điểm đa dạng. Cụ thể như:
Vải dù chống thấm nước tốt
Vải Dù với khả năng chống thấm nước rất cao
So với vải nylon hay Spandex thì vải dù có khả năng chống nước, chống thấm vượt trội hơn hẳn. Và đây cũng là 1 trong những yếu tố cần thiết để sản xuất các sản phẩm ngoài trời hay sản phẩm dùng để che chắn. Ngoài ra, ưu điểm này cũng giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian vệ sinh, giặt giũ các sản phẩm từ loại vải này.
Vải dù với sợi vải bền và chắc
Chất liệu vải dù Polyester được sản xuất kết hợp với cả những sợi vải thô nên tạo ra thành phẩm rất bền chắc, chịu lực tốt, sợi vải dai không dễ bị đứt gãy khi sử dụng, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.
Vải dù trọng lượng nhẹ
Không những chống thấm nước tốt, bền chắc mà vải dù còn có trọng lượng rất nhẹ (nhẹ hơn cả vải Oxford) nên có thể dùng cho không gian ở vị trí cao, không gian với diện tích lớn.
Do đó, vải dù là 1 trong những chất liệu phù hợp để mang theo khi đi dã ngoại, đi leo núi, cắm trại vừa gọn nhẹ lại bảo đảm tính cơ học cao.
Phân chia các loại vải dù
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại vải dù phổ biến trong sinh hoạt và sản xuất. Mỗi 1 loại đều có cấu tạo, đặc điểm và tính chất riêng. Tùy vào nhu cầu và địa điểm sử dụng mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm làm từ 1 trong những chất liệu vải dù sau:
Vài dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau
Vải dù 650T
Vải dù 650T là 1 trong những loại vải cao cấp nhất và cũng tương đương với giá thành của nó cũng thuộc hàng đắt nhất hiện nay. Bề mặt vải dù 650T được tráng 1 lớp Uli với cấu tạo của vải đúc 640, các đường sợi dệt chính xác và liên kết với nhau 1 cách chặt chẽ.
Vải dù 650T phù hợp sử dụng ở những nơi có không gian rộng rãi như: làm bạt che tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hay các khu vui chơi ngoài trời…
Vải dù 420T
Vải dù 420T được cấu tạo sợi đúc theo kỹ thuật 420, bề mặt vải được tráng 1 lớp nhựa PU. Vải dù 420T có khả năng che nắng, che mưa đồng thời cũng có khả năng chịu lực và chịu tác động tốt.
Vải dù 210T
Cuối cùng là chất liệu vải dù 210T. Loại vải này cũng thích hợp dùng để che mưa, chắn nắng nhưng chỉ nên sử dụng cho những nơi có diện tích nhỏ hẹp. Vải dù 210 không thấm nước và cũng có thể chắn gió, chịu lực rất tốt.
Ngoài 3 loại chất liệu vải dù phổ biến nêu trên thì dựa vào nơi sản xuất, chúng ta có thể phân thành: vải sản xuất trong nước và vải nhập khẩu từ nước ngoài. Loại chất liệu vải dù được sản xuất trong nước không được ưa chuộng lắm vì tính năng và công dụng không tối ưu bằng vải nhập khẩu.
Ngoài vải dù ký hiệu T thì chúng ta còn có vải dù ký hiệu D như: 200D, 600D và 800D. Trong đó, D là ký hiệu độ dày của vải, số đi kèm với D càng lớn thì vải càng dày và ngược lại.
Các ứng dụng phổ biến của vải dù
Vài dù là 1 trong những chất liệu may mặc có tính ứng dụng vô cùng lớn hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nó trong các sản phẩm, vật dụng quen thuộc hàng ngày như: quần áo, balo, túi xách, lều bạt… Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng của vải dù.
Vải dù trong lĩnh vực may túi xách vải dù, balo vải dù
Balo làm bằng vải dù
Do có khả năng chống thấm nước vượt trội lại có trọng lượng siêu nhẹ và bền chắc nên vải dù là 1 trong những chất liệu được sử dụng nhiều nhất khi sản xuất các loại balo, túi xách, túi đeo chéo… Đặc biệt là các sản phẩm balo, túi xách dùng đi du lịch, đi leo núi, dã ngoại cần chống nước và chịu được trọng lượng lớn đồ vật cùng các tác động từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, chất liệu vải dù còn được dùng để sản xuất các món đồ bảo hộ đồ dùng cá nhân khi đi biển hay đi bơi tại gần ao, hồ, sông, suối…
Vải dù trong lĩnh vực may ví đựng passport
Passport là 1 trong những giấy tờ quan trọng khi làm thủ tục xuất ngoại của chúng ta. Chính vì thế, để không bị quên hay lẫn lộn với các giấy tờ khác, bạn cần có 1 chiếc túi đựng riêng, vừa bảo đảm tính nhận diện lại vừa bảo đảm an toàn.
Ví đựng passport bằng vải dù không những chống nước tốt mà còn có vẻ ngoài thời thượng với thiết kế đa dạng, hoa văn bắt mắt nên chúng thậm chí còn được chào đón hơn cả ví làm từ da và PU.
Vải dù trong lĩnh vực may vali kéo
Vali kéo vải dù chống thấm nước
Hiện nay, các dòng vali kéo thường được sản xuất bằng các chất liệu chính là: nhựa, vải dù, nhôm. Khác với các dòng vali còn lại, may vali kéo bằng vải dù không dễ bị xước, rách, bị móp góc khi va chạm mạnh… lại vẫn có khả năng chống thấm nước và độ bền rất tốt. Với những ưu điểm này, 1 chiếc vali vải dù sẽ đảm bảo giúp bạn bảo quản tốt các đồ dùng bên trong trong suốt chuyến đi.
Ngoài ra, vải dù còn được dùng để làm dây đai cổ định hành lý và tăng cường độ chắc chắn cho vali.
Sản xuất ô che, vải bạt dù hay áo mưa vải dù
Với khả năng che mưa, chắn nắng hiệu quả, vải dù là chất liệu vô cùng phù hợp để làm các loại ô che nắng và bạt che kích thước lớn. Đặc biệt, chất liệu vải dù lại có trọng lượng siêu nhẹ nên chúng rất tiện lợi khi mang theo để sử dụng khi cần và cũng phù hợp khi che chắn ở không gian trên cao.
Chất liệu bề mặt của ghế xếp vải dù, bàn xếp, võng xếp
Ngoài phần khung bằng kim loại thì các loại ghế xếp, võng xếp còn cần trang bị thêm 1 lớp vải để chúng ta có thể ngồi và nằm lên trên. Vải dù chống nước tốt nên rất phù hợp sử dụng làm bàn ghế khi đi dã ngoại, đi câu cá ngoài trời.
Hơn nữa, vải dù rất nhẹ nên thay vì 1 chiếc ghế gỗ hay ghế đệm thì ghế xếp vải dù sẽ tiện lợi hơn nhiều khi cần mang đi xa. Bề mặt vải dù cũng dễ dàng lau chùi, vệ sinh và chống bám bụi bẩn tốt.
vải dù trong lĩnh vực may mặc, thời trang
Áo khóa gió bằng vải dù
Ngoài những ứng dụng nêu trên thì vải dù cũng rất được trọng dụng trong lĩnh vực may mặc, thời trang như: quần may bằng vải dù, áo chống nước, quần áo bảo hộ, dây lưng vải, dây đồng hồ chống nước…
Các loại quần áo, trang phục, phụ kiện làm từ vải dù có độ bền cao, kiểu dáng đa dạng, giá thành lại khá bình dân nên được nên được nhiều khách hàng sử dụng.
Các ứng dụng khác của chất liệu vải dù trong đời sống và sản xuất như: nón mũ may bằng vải dù, quần short nam bằng vải dù, chăn bằng vải dù, đệm hơi oto, áo trùm máy giặt, tủ lạnh…
Cách bảo quản và vệ sinh vải dù
Tuy chất liệu vải dù có khả năng chống thấm nước, chống ẩm mốc, độ bền tốt, chống bám bụi tốt… nhưng để có thể sử dụng trong thời gian dài, việc bảo quản hợp lý là điều cần thiết. Bạn nên:
- Vệ sinh, lau chùi thường xuyên: Có thể sử dụng khăn ướt sạch để lau hoặc dùng bột giặt, nước giặt để vệ sinh vải dù. Nếu sử dụng chất giặt tẩy thì nên lựa chọn sản phẩm có tính tẩy dịu nhẹ để đảm bảo màu sắc và các tính năng không bị hao mòn bớt.
- Dùng bằng dính: Nếu như trên vải có bụi bẩn, sợi lông… bám vào, bạn có thể dùng băng dính để loại bỏ chúng 1 cách nhanh chóng.
Vải dù giá bao nhiêu?
Giá thành của vải dù phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của loại vải đó. Thông thường thì vải dù nhập khẩu sẽ đắt hơn so với vải sản xuất trong nước do có chất lượng tốt hơn. Cụ thể, giá thành của 3 loại chất liệu phổ biến của vải dù hiện nay ở vào khoảng:
- Vải dù 650T có giá khoảng 150k/khổ 1m5
- Vải dù 420T có giá khoảng 120k/khổ 1m5
- Vải dù 210T có giá khoảng 100k/khổ 1m5
Đây là giá thành của vải dù được nhập khẩu từ nước ngoài, còn 1 số mẫu vài dù được sản xuất trong nước thường sẽ có giá thấp hơn. Để tránh bị mua phải vải dù chất lượng không tốt, bạn có thể tìm đặt trực tiếp taiji các trang web hoặc đến mua tận xưởng uy tín.
Trên đây là 1 số thông tin về chất liệu vải dù mà xưởng may balo Hợp Phát muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn nguyên liệu may mặc phù hợp nhất.
Tag: áo khoác vải dù, balo vải dù, túi vải dù, vải dù chống thấm, vải dù polyester, áo khoác nam vải dù, túi đeo chéo nam vải dù, áo mưa vải dù, quần vải dù