Vải Polyester là gì ? Nguồn gốc, ứng dụng, phân loại

vải polyester

Vải Polyester là một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tại sao giữa hàng trăm nghìn các loại vải khác nhau đã và đang được bán trên thị trường, vải Polyester vẫn được khách hàng ưa chuộng đến vậy? Vải polyester đã chinh phục người dùng bởi điều gì? Nó có thực sự tốt không? Hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Vải Polyester là gì?

vải polyester
Vải polyester là gì?

Vải polyester là một thuật ngữ chung dùng cho bất kỳ loại vải nào được làm bằng sợi polyester. Vải polyester được hình thành từ Ethylene gốc dầu mỏ, xét về khía cạnh nào đó thì polyester chính là một loại nhựa.

Vải polyester được hoàn thành bởi quá trình hóa học trùng hợp, thường được chia thành 4 dạng sợi cơ bản là: Sợi xơ, sợi thô, sợi Fiberfill và sợi Filament. Vải polyester là tên viết tắt của một loại polymer nhân tạo tổng hợp với tên đầy đủ là polyetylen terephthalate (PET). PET được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp 2 chất ethylene glycol và terephthalic acid với nhau.

Theo wikipedia : Polyester là một nhóm các polyme có chứa nhóm chức este trong mỗi mắt xích của mạch chính. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill

Nguồn gốc xuất xứ của vải Polyester

Nguồn gốc xuất xứ của vải polyester
Vải polyester được biết đến từ những năm 1951

Có thể nói sợi polyester đã xuất hiện khá lâu, vải polyester được phát hiện bởi hai nhà hóa học người Anh. Tuy nhiên, đến tận năm 1970 chất liệu này mới trở nên phổ biến nhờ những thước phim quảng cáo ăn khách, cũng như những poster quảng cáo được treo ở khắp mọi nơi.

Đây cũng chính là thời kỳ đỉnh cao nhất của chất liệu vải này, nhờ những bản nhạc sàn Disco-Món ăn tinh thần của đông đảo quần chúng trên toàn thế giới.

Đánh giá về ưu và nhược điểm của vải Polyester mới nhất bạn nên biết

Ưu điểm của vải Polyester 

Có thể nói chất liệu vải này có rất nhiều ưu điểm nổi bật mà không phải chất liệu vải nào cũng có. Mặc dù chúng chỉ là loại vải nhân tạo nhưng cũng nổi bật hơn rất nhiều loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên. Ví dụ như:

Dễ dàng giặt ủi

Vải Polyester hay còn gọi là vải Poly một loại sợi tổng hợp. Vì thế nó rất bền, kèm theo đó là nhiều tính năng nổi bật khác như: Chịu được nhiều hóa chất giúp cho việc giặt giũ hay phơi phóng diễn ra được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nếu vải đũi trong khi giặt bạn cần cẩn trọng về nhiệt độ thì với vải Polyester bạn có thể giặt và sấy khô tại nhà mà không phải lo việc nhiệt độ làm hư vải.

Thậm chí bạn còn có thể giặt máy mà không phải nghĩ đến chế độ giặt quá mạnh quá sức chịu lực của vải. Đây cũng chính điểm cộng trong lòng chị em nội trợ.

Vải Polyester không co giãn nên nó có độ bền cực kỳ tốt

Tại sao lại như vậy ư? Lý do thực ra rất đơn giản, một trong những tính năng nổi bật của polyester chính là: Có khả năng chống co rút, giãn nhão cực kỳ hoàn hảo.

Bởi trong quá trình kéo sợi, các sợi polyester cuộn vào nhau từ đó tạo thành cấu trúc chắc chắn rất khó có thể phá vỡ. Chúng gần như giữ được hình dáng ban đầu trong suốt thời gian sử dụng. Ngoài ra chất liệu vải này còn có thể chống nhăn và tuyệt đối không bị mài mòn.

Vải polyester không bị co giãn
Vải polyester không bị co giãn trong suốt quá trình sử dụng

Giá thành của vải polyester rẻ hơn rất nhiều so với các chất liệu vải khác

Nhờ quy trình sản xuất đơn giản, chi phí thấp. Nên giá thành của loại vải này tương đối rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc người dùng.

Hiện nay giá vải polyester tại các chợ đầu mối về vải thun sỉ, thì đa số thành phần các loại vải mới hiện nay không thể thiếu polyester. Giá bán phải chăng dao động trong khoảng từ 12.000 đ đến 130.000đ/m tùy loại bạn chọn.

Nhược điểm của vải Polyester 

Tuy có rất nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng vải polyester cũng có nhúng hạn chế nhất định của mình. Điển hình như:

  • Vải Polyester có xu hướng tích điện khiến cho tóc hoặc lông tay, lông chân dựng lên. Nếu chạm vào người khác rất có thể sẽ gây ra các hiện tượng sốc điện tĩnh
  • Nóng, không thấm hút mồ hôi.
  • Dễ gây dị ứng, châm chích cho làn da.

Vậy với những ưu và nhược điểm trên thì vải có nóng không? Chung ta cùng tìm câu trả lời ở mục tiếp theo nhé.

Vải polyester
không thấm hút mồ hôi taọ cảm giác nóng khi mặc

Vải Polyester có nóng không?

Theo đánh giá mới nhất của các chuyên gia đầu ngành, thì chất liệu vải polyester giống như vải phi bóng. Nên chất liệu vải này sẽ gây nóng khi mặc.

Mặt khác trong thành phần của polyester cao hơn so với cotton, nên việc hút và thoáng khí bị hạn chế dẫn đến tình trạng bí bách cho người dùng. Do đó, loại vải này chỉ thích hợp dùng để may balo, túi xách, đệm và quần áo mùa đông.  

Quy trình sản xuất vải Polyester 

Chất liệu vải polyester nhân tạo này có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào từng loại sợi mà nhà sản xuất sẽ chọn phương thức thích hợp nhất. Nhưng nhìn chung quy trình sản xuất của vải polyester đều trải qua 5 bước sau:

Quy trình sản xuất vải polyester
Quy trình sản xuất Vải polyster trải qua 5 bước tất cả

Phản ứng trùng hợp 

Để có thể tạo thành vải polyester thông thường người ta sẽ tiến hành trộn hỗn hợp Dimethyl Terephthalate với Ethylene Glycol, kết hợp với chất xúc tác và đun nóng ở nhiệt độ 50 đến 210 độ C nhằm tạo ra hợp chất Monomer

Sau khi tạo được hợp chất Monomer sẽ cho nó phản ứng với Axit Terephthalic và tiếp tục đun nóng ở nhiệt độ 280 độ C. Lúc này chất polyester bắt đầu được hình thành, sau đó được đùn qua một khe để tạo thành các dải polyester.

Sấy khô

Sau khi đã thu được các dải polyester sẽ được mang đi sấy khô, làm mát cho đến khi chất liệu này dần trở nên giòn. Tiếp đó chúng được cắt thành miếng nhỏ và sấy khô thêm một lần nữa nhằm đảm bảo các sợi polyester thành phẩm luôn có chất lượng tốt nhất.

Đùn sợi

Lúc này các mảnh sợi Polyester tiếp tục được nấu chảy ở nhiệt độ cao từ 260 đến 270 độ C, để tạo ra hỗn hợp dung dịch đặc sệt dạng siro. Sau đó chúng được đặt trong ổ phun sợi và đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất vẫn là hình tròn.

Chính mật độ lỗ trong ổ phun sẽ xác định kích thước của sợi, những sợi đơn được tạo thành sau đó các sợi nhỏ được phun ra và xoắn lại với nhau.

Dĩ nhiên trong quá trình đùn sợi các nhà sản xuất sẽ cho thêm một số phụ gia vào nhằm khắc phục khuyết điểm của sợi polyester như: chống tĩnh điện, kháng khuẩn, chống cháy…

Kéo sợi

Lúc đầu những sợi polyester rất mềm, vì thế họ có thể kéo dãn mảnh polyester với chiều dài gấp mấy lần hình dáng ban đầu. Có một ưu điểm của chất liệu này là càng được kéo giãn nhiều thì chúng càng có độ dày, và đường kính nhỏ bấy nhiêu. Độ mềm cứng của sợi polyester thành phẩm cuối cùng thu được sẽ được quyết định trong chính khâu sản xuất này.

Cuốn sợi

Lúc này các sợi polyester sẽ được cuốn vào một ống lớn, đây cũng chính là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất vải polyester.

Xem video để thấy rõ hơn về quy trình sản xuất vải polyester

Ứng dụng của vải Polyester

Với những ưu điểm nổi trội phù hợp với nhu cầu đời sống hàng ngày mà vải Polyester được ứng dụng trong các ngành như:

Vải Polyester trong ngành may mặc

Ưu điểm như độ bền tốt, khả năng chống nhăn cao nên vải Polyester được sử dụng nhiều trong ngành may mặc để sản xuất ra các trang phục thể thao co dãn tốt, đồng thời người ta còn pha thêm vải cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi khi vận động thể thao. Ngoài ra, vải Polyester còn được sản xuất các sản phẩm như dù, bạt, áo mưa, vỏ bọc hành lý bởi khả năng chống nước tốt.

Polyester được ứng dụng trong ngành may mặc
Polyester được ứng dụng trong ngành may mặc

Vải Polyester trong ngành công nghiệp

Vải Polyester được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như vải công nghiệp, túi lọc bụi,… bởi ưu thế của chúng là không hút ẩm nên vải ít khi bị dính bẩn, kháng khuẩn và kháng bụi tốt cũng như dễ nhuộm màu và không bị hư hỏng bởi nấm mốc.

Polyester được ứng dụng trong ngành công nghiệp
Polyester được ứng dụng trong sản xuất túi lọc bui

Vải Polyester trong ngành nội thất

Chăn da gối đệm cũng được làm từ vải polyester kết hợp với vải cotton để tăng độ thấm hút mồ hôi, vải Polyester được ứng dụng nhiều bởi vì nó dễ dàng làm sạch, có giá thành rẻ, dễ nhuộm màu. Ngoài ra vỏ bọc sofa da PU cũng được làm từ các lớp vải sợi Polyester.

Polyester được ứng dụng trong ngành nội thất
Polyester được ứng dụng trong ngành nội thất

4 Loại vải polyester được sử dụng nhiều nhất 2022

Vải polyester trắng

Thông thường polyester được chia thành hai dạng chính là polyethylene Terephthalate (PET)và PCDT. Trong đó loại Pet hay còn gọi là vải polyester trắng được sử dụng nhiều hơn cả.

Bởi nó có độ bền cao, thêm vào đó là có thể sử dụng riêng rẽ, hoặc có thể pha trộn với các loại vải khác, để tăng các tính năng chống nhăn, kháng khuẩn một cách tốt nhất.

Vải polyester trắng
Mẫu vải polyester trắng

Vải Polyester Cotton

Vải Polyester Cotton là một loại sợi tổng hợp được hình thành từ quá trình tổng hợp sợi bông cotton nguyên chất cùng các sợi tổng hợp khác. Ưu điểm nổi bật của chất liệu vải này chính là:

  • Độ bền cao.
  • Giá thành rẻ.
  • Khả năng co giãn cực tốt.
  • Có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh rất tốt.
  • Vệ sinh dễ dàng khi không may bị bẩn.
vải polyester cotton
Nhờ khả năng chống thấm cao, nên vải polyester là nguyên liệu chính để may balo laptop

Vải Polyester Canvas

Vải polyester canvas có khả năng chống thấm nước rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn cực bền, chống bụi, gió…Nhờ vậy nó được sử dụng chủ yếu để may balo túi xách, quần áo bảo hộ. Đặc biệt, chất liệu vải này có thể nhuộm màu theo yêu cầu của khách hàng.

Vải polyester canvas
Balo túi xách được may từ chất liệu vải polyester canvas

Vải polyester kháng khuẩn

Vải polyester có khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc cực kỳ hiệu quả. Vì thế nó còn được biết đến với tên gọi là vải polyester kháng khuẩn. Chất liệu vải này thích hợp dùng để may mặc, balo, cặp xách…

Vải polyester kháng khuẩn
Ứng dụng của vải polyester kháng khuẩn

Các câu hỏi thường gặp về vải polyester 

Vải polyester có tốt không

So với các loại vải tự nhiên thông thường thì polyester có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như không hút ẩm nhưng hấp thụ dầu. Chính đặc điểm này khiến chúng trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống thấm nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng thấm hút kém giúp chúng chống lại vết bẩn một cách tự nhiên.

Vải Polyester giá bao nhiêu tiền ?

Giá thành của một số loại vải PE phổ biến trên thị trường: Vải thun Polyester 4 chiều: 70.000 – 80.000 VNĐ/kg. Vải thun Polyester 2 chiều: 55.000 – 70.000 VNĐ/kg. Vải lót Polyester: 12.000 – 20.000 VNĐ/kg

Vải polyester có nóng không

Vải polyester là loại vải được ứng dụng rất nhiều trong may mặc. … Câu trả lời là loại vải này khá nóng. Bởi vải polyester có khả năng chống thấm nước. Vì vậy, nó không có khả năng thấm hút mồ hôi như các loại vải khác

Vải polyester có bị xù lông không

Vải polyester có cấu trúc rắn, không bị rỗng bên trong, nhiều phân tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau để tạo ra phần tử lớn có cấu trúc tương đồng. Chính vì thế, vải polyester không bị xù lông, không bị chảy xệ khi giặt nhiều lần.

So sánh vải polyester và cotton

Theo nhiều phân tích thì chất vải Polyester khó phân hủy hơn bởi chúng được làm từ hóa chất nhân tạo, trong khi cotton thì ngược lại. Nhưng vải Polyester lại nặng hơn và bền hơn cotton khá nhiều. Đặc biệt vệ sinh vải Polyester sẽ dễ hơn bởi chúng không bám bẩn và không bị co giãn hay mất form sau khi giặt.

Trên đây là những thông tin về vải polyester được Hợp Phát tìm hiểu và tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về chất liệu vải nhân tạo này, nắm được những ưu và nhược điểm để vận dụng trong chính ứng dụng của đơn vị mình. 

Tag: chất liệu vải polyester, chất vải polyester như thế nào, vải dù polyester, so sánh vải polyester và cotton, vải sợi polyester, vải polyester quần áo, vải 95 polyester 5 spandex, vải polyester pha cotton, sợi tổng hợp polyester, 100 polyester là vải gì

Vải CanvasVải LanhVải Không DệtVải Gấm XốpVải OxfordVải May Balo
Vải ChiffonVải LenVải BốVải Kate CottonVải Tuyết MưaVải May Túi Tote
Vải Da CáVải NylonVải DạVải Không Dệt PPVải Tuyết Nhung
Vải KateVải SimiliVải Dệt KimVải LinenVải Umi
Vải Nỉ Vải ThôVải DùVải Lót TúiVải Voan
Vải PolyesterVải TweedVải ĐayVải LụaCác Loại Vải May Balo
Vải BốVải CottonVải ĐũiVải MangoChất Liệu Giữ Nhiệt Tốt

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *