Vải satin là một trong số những loại vải có nguồn gốc lâu đời nhất hiện nay. Vải satin đem đến vẻ đẹp sang trọng và gợi cảm. Bởi vậy, chúng luôn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng và được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu kỹ hơn về loại vải satin nhé.
Vải Satin là vải gì?
Vải satin là loại vải được dệt bằng kỹ thuật dệt vân đoạn. Các sợi vải sẽ được sắp xếp theo chiều ngang và dọc và gắn kết với nhau. Với mỗi sợi nằm ngang sẽ có 2 sợi được đặt dọc lên trên sợi nằm ngang đó.
Cứ như vậy, các sợi vải được sắp xếp liên tiếp nhau tạo nên một tấm vải. Kỹ thuật dệt này giúp cho bề mặt vải bóng và mịn ở mặt trên, mặt dưới sẽ hơi thô.
Các loại sợi được sử dụng để dệt nên vải satin là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose.
Nguồn gốc lịch sử của vải satin
Vải satin xuất hiện từ hơn 2000 năm về trước. Lúc này, vải satin được dệt bằng sợi tơ tằm bởi việc trồng tơ lúc bấy giờ vô cùng phát triển.
Vải satin được sử dụng để may quần áo, tư trang cho tầng lớp thượng lưu, quý tộc. Bằng con đường tơ lụa, vải satin được vận chuyển và trao đổi khắp các nước châu Âu ở thế kỷ XII.
Vải satin được mua Louis XIV chọn để bọc những món đồ nội thất trong cung điện Versailles. Đến thế kỷ XIX, vải satin được ưa chuộng tại Pháp khi được sử dụng để may đồ lót.
Tại châu Á, vải satin lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, sau đó trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Phân loại các loại vải satin
Vải satin được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên sợi vải tạo nên nó. Trên thị trường hiện nay có 3 loại vải satin chính là satin lụa, satin cotton và Chiffon satin. Ngoài ra còn 1 số loại vải satin khác nhưng ít phổ biến hơn so với 3 loại trên.
Vải Satin Lụa
Vải satin lụa là loại vải satin cao cấp nhất. Vải satin lụa được dệt bằng lụa tơ tằm chất lượng cao. Bề mặt vải bóng, mượt, khi sờ vào thấy rất mịn màng. Loại vải này cũng có trọng lượng nhẹ, có độ bay.
Vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm từ vải satin lụa, bạn sẽ không thấy khó chịu khi vải tiếp xúc với da. Đặc biệt, vào mùa đông, vải satin lụa cũng không gây ra hiện tượng tích điện như các loại vải khác.
Ngoài ra, các món đồ làm từ vải lụa satin khi mặc vào mùa hè sẽ đem lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Vải Satin Cotton
Vải satin cotton hay còn được gọi là vải satin Hàn Quốc. Đây là loại vải sử dụng chất liệu như vải cotton nhưng áp dụng kỹ thuật dệt của vải satin.
Mật độ của sợi cotton cũng được giảm bớt, thay vào đó là một số loại sợi như sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Điều này giúp cho vải satin cotton trở nên thông thoáng hơn và có khả năng hút ẩm tốt.
Ngoài ra, vải satin cotton cũng khắc phục được một số nhược điểm của vải cotton truyền thống đó như vải không bị nhăn sau khi giặt, độ bền của vải cao hơn và vải thân thiện với làn da hơn, không gây kích ứng da.
Vải chiffon satin
Vải chiffon satin được làm từ các loại sợi như Nylon, Poly, Satin,… Đặc điểm của loại vải này là mỏng, nhẹ, không bị nhăn, không có độ co giãn và vải mỏng nên có thể nhìn xuyên thấu được. Vải chiffon satin thường được dùng để may đồ lót hoặc áo dài, các kiểu váy, …
Các loại vải satin khác
– Satin antique: đây là loại vải có trọng lượng nặng hơn các loại vải satin khác, bề mặt vải cũng có độ bóng mờ. Vải satin antique thường được dùng để may rèm cửa do vải khá cứng và hơi thô.
– Satin baronet: loại vải này có màu sắc tươi sáng nên thường được sử dụng trong nội thất như chăn ga, vỏ gối hay dùng để trang trí
– Satin duchess: vải satin duchess khá nặng, bề mặt vải gần như không có độ bóng nhưng khả năng giữ form tốt. Vải satin duchess cũng được sử dụng để may váy cưới.
– Satin messaline: vải khá mềm và sáng, độ bóng cao, thường được sử dụng để may quần áo, trang phục cao cấp
– Satin polyester: vải satin polyester rất bền, khả năng cách nhiệt tốt, vải không bị nhăn, vì vậy thường được sử dụng để may các loại áo khoác, áo choàng.
So sánh vải Lụa satin và Tencel
Thành phần của 2 loại vải này cùng bắt nguồn từ tự nhiên. Vải lụa satin được làm từ lụa tơ tằm. Trong khi vải tencel được làm từ bột gỗ. Vì vậy, đây đều là 2 loại vải hầu như không gây kích ứng khi sử dụng, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, một số điểm giống nhau của 2 loại vải này là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không có bụi vải khi sử dụng. Khả năng co giãn của vải thấp, khả năng chịu mài mòn cao.
Một số điểm khác biệt của 2 loại vải này có thể kể đến như khả năng có rút sợi vải. Trong khi vải tencel không bị co rút thì vải lụa satin rất dễ bị co rút. Vì vậy, bạn phải hạn chế để vải gần những món đồ có đầu nhọn. Độ bền của vải tencel không bằng vải lụa satin.
So sánh vải lụa gấm và vải lụa satin
Vải lụa gấm và lụa satin đều là 2 loại vải cao cấp và đắt đỏ. Hai loại vải này cùng có ưu điểm là mặc vào mùa hè thì sẽ thấy mát, mùa đông thấy ấm áp. Ngoài ra, bảng màu của cả 2 loại vải cũng rất đa dạng, khả năng bắt sáng tốt.
Hai loại vải này cũng có thành phần chủ yếu là tơ tằm, đem đến độ bền cao cùng độ an toàn đối với người sử dụng. Các loại trang phục vải lụa gấm và lụa satin đều mang lại vẻ đẹp sang trọng cho người mặc.
Tuy nhiên, điểm khác nhau của 2 loại vải này là vải lụa satin có bề mặt trơn, trong khi bề mặt vải lụa gấm có đặc trưng là nhiều hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ. Vải lụa gấm cũng dày hơn so với lụa satin. Vải lụa satin khi thấm nước thì khô nhanh hơn so với vải lụa gấm.
Ưu nhược điểm vải satin là gì?
Vải satin sở hữu rất nhiều ưu điểm khiến nó được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như độ bóng, mềm, màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, loại vải này cũng tồn tại một số khuyết điểm như dễ bị rách hay dễ bắt lửa, khó tạo nếp…
Ưu điểm của vải satin
– Độ bóng của vải rất vừa phải và rất đẹp. Khi ánh sáng chiếu vào, vải sẽ có sự phản xạ lại ánh sáng, khiến những đồ vật được làm từ vải satin trở nên nổi bật hơn.
– Vải satin đem lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Vì vậy, trang phục vải satin có thể mặc ở bất kỳ thời tiết nào.
– Vải satin rất mềm mại, đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng trang phục hay các loại chăn gối làm từ vải satin.
– Màu sắc vải tươi sáng, hoa văn đa dạng. Một số loại vải satin hoa hoặc các loại hoa văn khác để tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm làm từ vải satin. Độ bền của vải cao nếu bảo quản đúng cách
– Có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Nhược điểm của vải satin
Tuy nhiên, vải satin vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
– Do vải mềm và nhẹ nên rất khó giữ nếp và khó tạo kiểu khi may.
– Dễ bị rách: Do cấu tạo của vải khá mỏng, vì vậy nếu bạn kéo căng vải trong quá trình sử dụng, vải sẽ rất dễ bị rách.
– Dễ bắt lửa: Không nên đặt các sản phẩm làm từ vải satin gần lửa hay nguồn nhiệt lớn, kể cả máy sưởi để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn.
– Dễ bị xước: Cũng do vải khá mỏng và bề mặt vải mịn nên khi va chạm với những vật sắc nhọn, vải rất dễ bị xước. Các vết xước sẽ rất dễ dàng bị nhìn thấy, làm giảm tính thẩm mỹ của vải.
– Nên hạn chế giặt máy bởi giặt máy có thể làm giảm tuổi thọ của vải hoặc khiến màu sắc của vải không còn tươi như ban đầu.
Ứng dụng của vải satin trong đời sống
Vải satin là loại vải đẹp và cao cấp, vì vậy nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Các lĩnh vực có sử dụng vải satin có thể kể đến như may mặc, chăn ga gối đệm và nội thất.
Vải satin trong may mặc
May mặc là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải satin. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu váy cưới làm bằng vải satin, đồ lót và đặc biệt là quần áo may bằng vải satin.
- Vải satin trong may váy cưới
Váy cưới vải satin trắng là một trong số những mẫu thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay. Chúng đem lại vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, mềm mại và rất quyến rũ.
Đặc biệt, váy cưới sử dụng vải satin thường được thiết kế theo phong cách tối giản, rất phù hợp với những chị em nào yêu thích sự đơn giản, thanh lịch.
Đặc biệt, với những đặc tính của mình, vải satin còn đem lại cho những bộ váy cưới cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, khiến cô dâu cảm thấy dễ chịu dù mặc váy cưới cả ngày dài.
- Vải satin trong may đồ lót
Do đặc tính mềm, nhẹ, rất nhiều thương hiệu đồ lót từ nổi tiếng đến bình dân sử dụng vải satin làm chất liệu cho mình.
Đồ lót làm từ vải satin đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc, không gây kích ứng da. Tuy nhiên, giá các sản phẩm đồ lót làm từ vải satin cũng không hề rẻ.
- Vải satin trong may trang phục quần áo
Ứng dụng phổ biến nhất của vải satin trong may mặc đó là vải satin lụa may áo dài. Ngoài ra, vải lụa satin cũng thường được sử dụng để may đồ ngủ, áo choàng tắm hoặc các trang phục như váy dạ hội, Jumpsuit, áo sơ mi kiểu…
Đồ ngủ và áo choàng tắm làm từ vải satin giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn do vải rất mềm mại và êm ái, không gây khó chịu khi mặc.
Những chiếc váy vải satin, jumpsuit và áo sơ mi kiểu làm từ vải lụa satin mang một vẻ đẹp rất sang trọng, mềm mại và lộng lẫy.
Vải satin trong chăn ga gối
Có rất nhiều thương hiệu chăn ga gối đệm đã sử dụng chất liệu vải satin. Chăn ga gối vải satin khiến giấc ngủ ngon hơn, thoải mái hơn do đem đến cảm giác êm ái, dễ chịu cho người sử dụng. Đây là một trong số những chất liệu để sản xuất chăn ga gối được ưa chuộng hàng đầu hiện nay.
Vải satin trong Nội thất
Một số sản phẩm nội thất cũng được làm từ vải satin đó là rèm vải satin, vỏ bọc ghế sofa, thảm trải bàn… Chúng có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp ngôi nhà trở nên sang trọng hơn.
Cách bảo quản vải và giặt vải satin đúng cách
Để có thể sử dụng vải trong thời gian dài, bạn cần biết cách bảo quản và giặt vải đúng cách.
Cách bảo quản vải satin
Trong khi sử dụng các sản phẩm làm từ vải satin, không nên để chúng gần nguồn nhiệt lớn hoặc các vật có đầu nhọn để tránh vải bị xước, rách hoặc bị bắt lửa.
Cách giặt vải satin
Trước khi giặt lần đầu tiên, hãy ngâm đồ trong một chậu nước lạnh pha muối loãng. Ngâm khoảng 2 tiếng để tăng độ bền màu cho sản phẩm. Không ngâm và giặt vải satin trong những loại nước giặt có độ tẩy mạnh.
Khi giặt những món đồ làm bằng vải satin, bạn hãy giặt bằng tay, không nên giặt bằng máy để tránh vải bị kéo giãn
Khi giặt xong cũng không nên sấy mà hãy phơi vải ở nơi có ánh nắng nhẹ để vải khô tự nhiên
Sau khi vải satin khô, dù đặc tính của vải satin là không nhăn, bạn cũng nên là ủi lại một lần để chúng trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, khi là, hãy lật mặt sau của vải satin để là hoặc phủ lên trên một lớp vải khác để giảm lượng nhiệt tiếp xúc với bề mặt vải, giúp vải bền hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về vải satin
Vải satin có tốt không?
Vải satin có khả năng làm mát vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông. Tuổi thọ của vải cũng rất cao, vì vậy bạn có thể sử dụng những sản phẩm làm từ vải satin trong thời gian rất dài.
Vải satin bao nhiêu 1 mét?
Giá phải satin sẽ khác nhau tùy theo chất liệu của vải:
– Vải lụa satin có giá khoảng 200.000/mét
– Vải cotton satin có giá rẻ hơn, khoảng 100.000/mét
– Vải chiffon satin có giá khoảng 80.000/mét
1 cây vải satin bao nhiêu mét
1 cây vải satin thường dài 1m5 hoặc 3m
Vải satin và latin loại nào tốt hơn?
Vải satin có đặc điểm là bóng, mềm và khả năng thấm mồ hôi tốt. Vải latin có đặc điểm khá tương tự, nhẹ, mềm và khả năng thấm mồ hôi tốt.
Vì vậy có thể nói 2 loại vải này có chất lượng ngang nhau. Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng.
Vải satin có nhăn không?
Vải satin không bị nhăn sau khi giặt. Tuy nhiên, đối với các loại quần áo bằng vải satin, sau khi khô bạn cũng nên sử dụng phương pháp là hơi để vải óng và đẹp hơn.
Vải satin mặc có nóng không?
Vải satin được dệt bằng kỹ thuật dệt vân đoạn. Giữa các sợi vải có khoảng cách giúp cho việc trao đổi khí dễ dàng hơn. Chất liệu sợi để dệt nên vải satin là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Đây đều là những loại sợi rất mỏng. Vì vậy loại vải này không hề bị nóng nên bạn có thể yên tâm mặc ngay cả mùa hè.
Mua vải satin ở đâu tphcm?
Địa chỉ bán vải satin tại tphcm nổi tiếng nhất phải kể đến 5 khu chợ vải nổi tiếng, bao gồm chợ vải Soái Kình Lâm, chợ vải Tân Bình, chợ vải Phú Thọ Hòa, chợ vải Trần Hữu Trang và chợ vải Kim Biên.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể mua vải satin tại các cửa hàng bán vải uy tín tại TP HCM như:
- Lụa Tơ Tằm Toàn Thịnh – Toan Thinh Silk (Địa chỉ: 12 – 14 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. HCM)
- Vải Hương (Địa chỉ: 57 Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM/ 1090-1092 CMT8, P.4, Q. Tân Bình, Tp.HCM)
- Vải Áo Dài S (Địa chỉ: B7/7R Võ Văn Vân, Bình Chánh, Tp. HCM)
- Cửa hàng vải Phương Uyên (Địa chỉ: 07 Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, Tp. HCM)
- Siêu Thị Vải Thanh Thủy (Địa chỉ: 162E7BiS Nguyễn Cửu Vân, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM)
- Lụa tơ tằm Nhật Nguyệt Silk (Địa chỉ: 28Ter, Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q.1, Tp.HCM)
- Vải Đẹp Sài Gòn (Địa chỉ: 115/17/8 Đường 5, Linh Xuân, Tp. Thủ Đức, HCM)
Trên đây là tất cả những thông tin về vải satin. Vải satin là loại vải rất đẹp, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Những món đồ, trang phục được làm từ vải satin vừa mang vẻ đẹp sang trọng, vừa khiến người dùng luôn cảm thấy thoải mái và mềm mại.