Vải lụa satin là gì ? Đặc điểm và phân loại các loại lụa satin

Lụa satin là gì

Lụa satin là loại vải được rất nhiều chị em phụ nữ Việt Nam ưa thích. Sự mềm mại, sang trọng, không bao giờ lỗi mốt của các sản phẩm làm từ lụa satin khiến chất liệu này được ứng dụng rộng rãi từ thời trang tới nội thất.

Bài viết dưới đây May Hợp Phát sẽ cùng bạn khám phá tất tần tật về thế giới lụa satin rộng lớn.

Lụa satin là lụa gì ?

Lụa Satin (vải satin) là một loại vải rất quen thuộc sử dụng công nghệ dệt vân đoạn kết hợp sợi ngang và sợi dọc theo một quy cách đặc biệt để tạo nên sản phẩm vải có độ bóng cao. Một sợi ngang xuống rồi tiếp tục đè lên 2 sợi dọc tiếp theo là quy luật của công nghệ dệt vân đoạn.

Chất liệu vải lụa satin có độ bóng đặc trưng dựa vào luồng ánh sáng chiếu lên trên bề mặt vải. Kiểu dệt này cũng giúp cho vải có một mặt láng bóng, mặt còn lại thô mờ. Độ mềm mại, thô cứng của các kiểu vải lụa satin là khác nhau. 

Trong lịch sử, người ta đã dệt lụa satin từ sợi tơ tằm và cotton. Ngày nay, người ta sản xuất lụa satin từ sợi tổng hợp và nhựa như polyester, viscose…

Lụa satin là gì
Lụa satin là gì

Nguồn gốc của vải satin

Như lịch sử ghi lại, kỹ thuật dệt lụa satin ra đời từ hơn 2000 năm trước tại Trung Quốc và phát triển ra toàn thế giới, dọc theo con đường tơ lụa nổi tiếng. Đến thế kỉ thứ 14, loại vải này bắt đầu được đánh giá cao và xuất hiện rộng rãi ở các nước Châu Âu, chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. 

Đến những năm 70s thế kỉ trước, vải lụa satin được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng và bắt đầu trở nên thịnh hành cùng như xu hướng thời trang.

Đặc điểm của lụa satin

Lụa satin được ứng dụng rộng rãi trong may mặc và các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Dưới đây sẽ là những điểm nổi bật nhất về ưu nhược điểm của loại vải này:

Ưu điểm

  • Độ bóng ấn tượng: Nét thu hút nổi bật nhất của vải satin chính là độ bóng ấn tượng, tạo cảm giác sang trọng, quyền quý cho các sản phẩm thời trang.
  • Chất lượng tốt: Lụa satin cao cấp có chất lượng khác biệt nên được rất nhiều người ưa thích. 
  • Nhiều họa tiết: Vải lụa satin hoa được thiết kế ấn tượng với nhiều họa tiết đa dạng khác nhau, có thể đáp ứng mọi sở thích của bạn.
  • Thoải mái, dễ chịu: Khi tiếp xúc với chất liệu lụa satin, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái.
  • Mềm mại, thoáng mát: Khi mặc phục trang làm từ lụa satin bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mại, thoáng mát mà nó mang lại.
Ưu điểm của vải satin
Ưu điểm của vải satin

Nhược điểm

  • Rất khó cắt may: Trong thiết kế các sản phẩm may mặc, lụa satin thường được nhận xét là rất khó để cắt may chính xác và giữ nếp.
  • Khó giặt máy: Bộ lụa satin, đồ bộ lụa satin tay dài,… là những sản phẩm phổ biến làm từ nguyên liệu này được các chị em Việt Nam ưa chuộng tuy nhiên vẫn phải giặt tay do giặt máy sẽ khiến màu sắc vải và form dáng bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này ít nhiều khiến bạn bị mất thời gian.

Phân loại lụa satin có mấy loại

Lụa satin là loại vải đẹp với nhiều đặc điểm khác nhau theo từng mẫu vải. Dưới đây sẽ là những thông tin cơ bản giúp bạn tìm hiểu, nhận biết, phân biệt và hiểu tổng quan về các loại lụa satin đang có mặt trên thị trường.

Bạn sẽ có kinh nghiệm với nhiều loại vải satin khác nhau và trả lời được câu hỏi “lụa satin có mấy loại” qua thông tin dưới đây.

Satin Cotton

Satin cotton là một loại vải mềm và có độ chảy, định lượng 132 g/m2. Đây là một loại vải có trọng lượng khá nhẹ với cách dệt satin làm cho vải cực kỳ mịn và mang lại vẻ sáng bóng tinh tế.

Bề mặt mịn của loại vải này tạo nền tảng tuyệt vời cho những bản in phức tạp, vì ngay cả những chi tiết nhỏ nhất cũng trở nên sắc nét nhất có thể. Sợi dọc và số sợi ngang của cotton satin cao tới 550 x 332.

Những thay đổi về chiều rộng và chiều dài của cotton satin sau khi thu nhỏ trước hầu như không thể nhận thấy. Sau lần giặt đầu tiên, cả chiều rộng và chiều dài có thể thay đổi ít nhất là + 0,5%.

Satin cotton
Satin cotton

Chiffon Satin

Với một mặt bóng, chiffon satin fabric hay còn gọi là vải voan lụa satin rất nhẹ và thoáng khí. Chất liệu voan lụa với lớp satin bóng sẽ nặng hơn một chút so với voan thông thường không nhăn và có thể nhìn xuyên thấu nên thường được sử dụng trong thiết kế váy dạ hội và cô dâu, áo cánh, váy và nội y.

Chiffon satin fabric
Chiffon satin fabric

Satin Polyester

Polyester Satin là tên một loại vải bạn có thể thấy xuất hiện trong rất nhiều loại quần áo làm từ sợi tổng hợp. Sợi Polyester được làm bằng nhựa sử dụng hỗn hợp dầu mỏ, nước và các hóa chất khác. Khi các sợi được tạo ra, chúng được dệt với nhau để tạo ra sợi dài hoàn chỉnh. Sau đó các sợi được đan lại với nhau để tạo ra vải.

Các sợi polyester riêng lẻ rất bền. Khi chúng được dệt với nhau, chúng tạo ra một loại vải chắc chắn và có độ bền ổn định. Tuy nhiên, vì chúng được làm bằng nhựa nên sợi không có một số tính chất mà các loại vải tự nhiên như bông có.

Mặc dù polyester có thể không mềm và thoáng khí như cotton, nhưng nó vẫn là một loại vải tương đối mềm và thoáng khí khi được làm từ nhựa. Polyester lụa satin không có độ mềm mại như Satin cotton.

Lụa Satin Polyester
Lụa Satin Polyester

Antique Satin

Antique Satin là một loại vải satin có bề mặt xỉn màu nặng. Vải Antique Satin được dệt bằng cách dệt trơn và thường được dệt bằng cách sử dụng sợi dọc và sợi ngang có độ dày khác nhau.

Điều này tạo ra kết cấu cuối cùng khác nhau ở hai bề mặt vải: một mặt của vải có cảm giác mịn và bóng, mặt kia thô và xỉn màu hơn nhiều. 

Ban đầu, vải Antique Satin từng được dệt hoàn toàn bằng lụa nhưng giờ đây nó có thể được làm bằng nhiều loại chất liệu thô khác nhau, chẳng hạn như bông hoặc sợi nhân tạo, giúp tiết kiệm chi phí hơn.

Cũng có thể được dệt bằng cách sử dụng sợi slub (các sợi có độ dày khác nhau và không đồng đều) và thành quả tạo được trông khá giống như lụa ‘thô’. Người ta thường sử dụng vải Antique Satin khi may các trang phục truyền thống.

Antique Satin
Antique Satin

Baronet Satin

Baronet Satin là loại vải satin quý giá, thuộc hàng đắt nhất thế giới. Các sợi ngang của Baronet Satin được quấn rayon – một công đoạn vô cùng tốn kém và tinh xảo.

Đây là loại chất liệu sang trọng, có độ bền cao nên thường được dùng làm áo choàng cho quý tộc châu Âu thời xưa. Tuy nhiên, đến thế kỉ 20, loại vải này được dùng rộng rãi hơn, được nhiều phụ nữ ưa chuộng dùng để may trang phục. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng sở hữu chất liệu Baronet Satin trong tủ quần áo của mình.

Baronet Satin
Baronet Satin

Duchess Satin

Duchess Satin là một loại vải thanh lịch, sang trọng và có độ bóng chủ yếu được sử dụng cho trang phục cưới và cả đồ nội y cao cấp. Số lượng sợi của Duchess Satin cao hơn nhiều lần các loại satin khác.

Nhiều thế kỉ trước, loại vải này chỉ dành để may phục trang đám cưới, đồ dạ hội cho những gia đình hoàng gia, những người giàu có, quyền quý. 

Tuy nhiên, sau sự thành công của cuộc cách mạng Công nghiệp, các sản phẩm dệt may như Duchess Satin đã được cải tiến trong sản xuất và trở nên sẵn có nhiều hơn cho thị trường. Duchess Satin là một trong những loại vải satin phổ biến nhất hiện nay.

Duchess Satin
Duchess Satin

Messaline Satin

Messaline satin là loại vải may váy lụa nhẹ mềm mại với kiểu dệt satin có khả năng bắt sáng cao. Loại vải này rất hay được ứng dụng để may pijama và các sản phẩm đồ ngủ khác.

Messaline Satin
Messaline Satin

Charmeuse Satin

Charmeuse Satin là một loại vải mịn, bóng được kết cấu bằng cách dệt satin và 100% sợi polyester. Charmeuse Satin còn được gọi là “vải của các hoàng đế” với độ sáng bóng sang trọng ở mặt trước, với lớp hoàn thiện mờ ở mặt sau. Loại vải mềm mượt, có trọng lượng nhẹ đến trung bình, khá mềm mại và có độ bồng bềnh duyên dáng.

Charmeuse Satin
Charmeuse Satin

Crepe-back Satin

Vải Crepe-back Satin là một loại vải thanh lịch tuyệt đối với mặt trước mịn, bóng và mặt sau có gân, mờ. Crepe-back Satin được dệt bằng 100% sợi polyester, có khả năng chống nhăn, cách nhiệt và là lựa chọn thay thế lụa có giá cả phải chăng. Vải Crepe Back Satin là một loại vải satin có trọng lượng trung bình, tạo cho vải có độ rũ và chảy khá đẹp mắt.

Vải Crepe-back Satin
Vải Crepe-back Satin

Lucent Satin

Lucent Satin là một loại vải satin hai mặt tuyệt đẹp, nhẹ, lung linh. Lucent Satin được làm bằng vải dệt satin, được cấu tạo từ các sợi filament xếp thẳng dựa trên poly dệt. Chất liệu Lucent Satin tạo cảm giác là loại vải có độ bóng cao, rất nhẹ và thoáng mát, chỉ nặng 99.22g.

Lucent Satin
Lucent Satin

Panne Satin

Panne Satin là loại vải có độ bóng cao, khá cứng cáp và thường được dùng để may trabng phục dạ hội.

Panne Satin
Panne Satin

Slipper Satin

Slipper Satin được làm từ 100% polyester satin, còn được gọi là “Satin Bridal”. Vải Slipper Satin có bề mặt khác mềm mại và khi cầm rất chắc tay. Vải Slipper Satin được ứng dụng nhiều trong may mặc, trang trí sự kiện, khăn trải bàn,…

Slipper Satin
Slipper Satin

Ứng dụng của vải lụa satin

Chất liệu lụa satin được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau liên quan đến tính thẩm mỹ. 

Thời trang

Về cơ bản, lụa satin khi mặc khá nhẹ và thoáng khí, hơn nữa, độ bóng sang trọng của lụa được rất nhiều chị em phụ nữ ưa thích. Chính vì vậy, đây là lĩnh vực mà chất liệu vải lụa satin được ứng dụng rộng rãi nhất. 

  • Đồ bộ lụa satin tay dài

Đồ bộ lụa satin tay dài là bộ trang phục phổ biến mà nhiều chị em lựa chọn mặc khi ở nhà. Một trong những đặc tính cần có của đồ bộ mặc nhà đó là sự thoải mái phải đặt lên ưu tiên hàng đầu. Cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu mà không kém phần thời thượng, sang trọng là lý do mà đồ bộ lụa satin tay dài rất được ưa thích.

Đồ bộ lụa satin tay dài
Đồ bộ lụa satin tay dài
  • Pijama lụa satin

Lụa satin rất được hay sử dụng trong thiết kế đồ ngủ. Khi ngủ, cơ thể bạn cần được thả lỏng, thoải mái nhất. Nếu bạn mặc những bộ đồ bó, ôm sát cơ thể khi ngủ, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Pijama lụa satin sẽ giúp bạn ngủ ngon và thoải mái hơn rất nhiều.

Pijama lụa satin
Pijama lụa satin
  • Đầm lụa satin

Chất liệu lụa satin luôn đem lại cảm giác mịn màng, nữ tính, đầy quyến rũ. Những chiếc đầm lụa satin như cô nàng trong ảnh dưới đây là item sẽ giúp bạn trở nên gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn tại các bữa tiệc.

Đầm lụa satin
Đầm lụa satin
  • Khăn lụa satin

Những chiếc khăn lụa satin không chỉ có khả năng giữ ấm mà còn là món phụ kiện thời trang thời thượng. Nếu sở hữu một bộ outfit đen đơn giản hoặc chỉ với quần jeans, áo sơ mi trắng, bạn nên tạo điểm nhấn cho trang phục bằng một chiếc khăn lụa satin khoác hờ cổ. Đây là một trong những cách nâng tầm outfit phổ biến nhất mà các cô nàng theo phong cách Parisian thanh lịch rất hay áp dụng.

Khăn lụa satin
Khăn lụa satin

Nội thất

Không chỉ ứng dụng trong giới thời trang, lụa satin còn là chất liệu thường gặp trong thiết kế nội thất bởi sự sang trọng, quý phái của mình.

  • Ga giường lụa satin

Sự mềm mại, thoáng khí, không khiến cơ thể đổ mồ hôi,… là những ưu điểm lớn giúp lụa satin trở thành chất liệu cho rất nhiều bộ ga giường sang trọng.

Nhiều gia đình thượng đã sử dụng chất liệu này trong phòng ngủ của mình. Đây cũng là chất liệu xưa kia chỉ dùng trong phòng ngủ của vua chúa và các gia đình quý tộc. Ngày nay, những bộ ga giường lụa satin đã được dùng phổ biến hơn rất nhiều.

Ga giường vải satin
Ga giường vải satin
  • Rèm lụa satin

Rèm lụa satin là mẫu rèm sang trọng sẽ giúp căn phòng của bạn trở nên thanh lịch, thời thượng hơn.

Rèm vải satin
Rèm vải satin

Vải lụa satin giá bao nhiêu 1 mét

Vải lụa satin họa tiết, vải lụa satin Thái Tuấn,… là những mẫu vải lụa satin cực phổ biến tại nước ta, được nhiều người tiêu dùng tìm mua. Chính vì những đặc tính của mình mà lụa satin và lụa gấm có giá thành cao hơn nhiều loại vải khác.

Cụ thể, một mét vải lụa satin họa tiết có giá trung bình từ 900.000 – 1.000.000 đồng/mét. Bạn có thể liên hệ với các xưởng vải để đặt in loại họa tiết mình mong muốn lên lụa.

Vải lụa satin đa dạng
Vải lụa satin đa dạng

Với bài viết trên đây, May Hợp Phát hy vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan về lụa satin. Đây là chất liệu đắt đỏ nhưng lại sở hữu hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời mà bạn nhất định nên trải nghiệm.

Hãy tham khảo thông tin phân loại chi tiết các mẫu vải lụa satin mà chúng tôi đã giới thiệu để lựa chọn loại vải phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Vải may áo dài học sinh Vải bông Vải ripstop Vải chân cua
Vải thun Vải denim Vải ren Vải cát hàn
Vải thun lạnh Vải sợi tre Vải nhung tăm Vải cashmere
Vải phi bóng Vải satin Vải modal Vải borip
Vải xô Vải viscose Vải lụa hàn Lụa satin
Vải voan lụa Vải tencel Vải kaki là gì
Vải organza Vải spandex Vải jeans