Vải organza là gì? Nguồn gốc, ứng dụng, phân loại vải organza

Vải organza

Vải organza dù cũng được làm từ lụa và sợi tổng hợp nhưng lại có đặc điểm khác các loại vải được làm từ lụa và polyester khác. Hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của vải organza và một số ứng dụng của chúng trong cuộc sống hằng ngày.

Vải organza là gì?

Vải organza là một loại vải mỏng, dệt trơn. Ban đầu được làm chủ yếu bằng lụa, organza ngày nay được làm từ sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon. Do đó, organza cứng hơn, mỏng hơn và dễ dàng nhìn xuyên qua.

Vải organza
Vải organza

Vải Organza hay vải tơ sống có thành phần chính là tơ tằm và chất keo với tỷ lệ 70:30. 

Tơ sống là một loại vải chưa qua xử lý để giữ chất keo làm cho vải cứng, phồng và mỏng, tương tự như giấy. Vải organza rất được ưa chuộng vì đặc tính bền bỉ, dẻo dai và khi mặc thì có độ phồng nhất định

Nguồn gốc của vải organza 

Trước đây, vải organza được sản xuất chủ yếu tại Đông Á, đặc biệt là hai đất nước Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là hai đất nước vốn có truyền thống sản xuất vải nói chung và lụa nói riêng.

Tơ lụa từ trước đến nay được coi là một mặt hàng quý giá, chúng là một phần của lịch sử, giúp hình thành nên con đường tơ lụa xuyên biên giới nổi tiếng và nền móng cho nền thương mại ngày nay. 

Sản xuất tơ lụa đã bắt đầu phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới trong những năm gần đây, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là những nhà sản xuất và xuất khẩu loại vải này hàng đầu. Sợi Organza chủ yếu được sản xuất bởi nhà sản xuất dệt may ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, dọc theo sông Dương Tử.

Nguồn gốc của vải organza
Nguồn gốc của vải organza

Ở vùng Bangalore của Ấn Độ, có một dạng sợi organza khác, thô hơn, có thể kéo thành vải.

Tuy nhiên, phần lớn sợi Organza được bán cho các công ty may mặc lớn ở Trung Quốc, Pakistan, Indonesia hoặc Bangladesh. Sau đó, được may thành các tấm vải lớn hoặc trang phục và phân phối đến mọi nơi trên thế giới. 

Mặt khác, các nhà sản xuất phương Tây sử dụng chất liệu polyester và nylon để sản xuất vải Organza để giá vải rẻ hơn. Vải organza là một loại vải tổng hợp phổ biến trên toàn thế giới. Ngày nay, thay vì dùng lụa, tơ sống thì các nước châu Á cũng chuyển sang sản xuất vải organza bằng polyester và nylon.

Quy trình sản xuất chất vải organza 

Nếu vải organza được sản xuất từ ​​nhiều loại chất liệu khác nhau thì nhà sản xuất phải chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu đầu vào. Nếu là vải lụa, được làm từ sợi tơ tằm, polyester hoặc nylon, thì cần tạo ra các monomer. Sau khi đã có các monomer, dù làm từ chất liệu vải nào thì đề phải thực hiện bước xoắn hai sợi vải theo hai chiều ngược nhau.

Các sợi sẽ tự động liên kết với nhau sau khi xoắn. Những sợi vải này sẽ tiếp tục được chải và xử lý bằng axit để cải thiện độ dẻo dai của chúng. Đây là một giai đoạn đặc biệt trong quy trình sản xuất so với quy trình sản xuất các loại vải khác. Bước này sẽ cho ra được vải tơ sống. 

Bước tiếp theo chính là dệt vải; vải lụa thô thường được dệt bằng tay để đảm bảo chất lượng vải ổn định. Việc dệt bằng máy vẫn khả thi nhưng theo nhiều đánh giá, thành phẩm kém thanh thoát và chất lượng kém hơn so với đồ thủ công.

Các loại vải organza trên thị trường

Nhờ vào các thành phần, chất liệu khác nhau sẽ cho ra loại vải organza khác nhau. Trên thị trường hiện có 5 loại vải organza: vải tơ sống từ sợi tổng hợp, vải organza crystal, vải organza mirror, vải organza satin, vải Organza spark. 

Vải tơ sống từ sợi tổng hợp

Thành phần chính của vải là lụa, nhưng để giảm giá và tăng thị phần, lụa đã được thay bằng các chất liệu nhân tạo như polyester hoặc nylon. Vải organza làm từ polyester trông khá giống phải làm từ lụa, tuy nhiên độ thoáng khí không quá xuất sắc như vải ban đầu.

Vải tơ sống từ sợi tổng hợp
Vải tơ sống từ sợi tổng hợp

Vải organza crystal

Vải organza crystal là loại vải organza phổ biến. Chất liệu vải mềm, nhẹ có ánh sáng lấp lánh và thường được làm bằng lụa hoặc sợi tổng hợp. Vải organza crystal thường được sử dụng cho áo cưới cô dâu, trang trí nội thất, v.v.

Vải organza crystal
Vải organza crystal

Vải organza mirror

Vải organza mirror thường được làm từ polyester và là loại đàn organza sáng bóng nhất và phản chiếu ánh sáng cực kỳ tốt.

Vải organza mirror
Vải organza mirror

Vải organza satin

Vải organza satin là sự kết hợp giữa vải organza và vải satin. Vải organza satin vừa có độ sáng bóng của vải sa tanh, vừa có được độ sắc nét của vải organza.

Vải organza satin
Vải organza satin

Vải Organza spark

Vải Organza spark có độ sáng và bóng hơn vải thông thường. Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng hơn nếu chúng ta đưa chúng ra ánh sáng.

Vải Organza spark
Vải Organza spark

Tính chất của vải organza 

Mỗi loại vải đều có tính chất vật lý và hóa học khác nhau. Tính chất vật lý và hóa học của vải organza như thế nào?

Tính chất vật lý vải organza 

  • Vải organza có trọng lượng nhẹ, mỏng và dễ nhìn xuyên qua. 
  • Độ co giãn của vải khá kém. Nếu vải dùng lâu, thì sẽ trở nên hơi cứng. 
  • Nếp vải giữ lâu và không bị nhăn. 

Tính chất hóa học vải organza 

  • Vải organza khá dễ cháy. 
  • Do bên trong thành phần của vải có chất keo vì thế mà thế mà vải không thấm nước. 

Ưu nhược điểm của vải organza

Vải organza được làm từ lụa và tơ sống vì thế mà chúng sở hữu ưu điểm của hai loại vải này như thoáng khí, trọng lượng nhẹ, ít nhăn. Tuy nhiên do trong vải organza có chất keo giúp liên kết các sợi vải nên vải khá khó may, khả năng giữ nhiệt cũng thấp. 

Ưu điểm của vải organza 

– Độ thoáng khí cao: Do ​​được dệt với mật độ sợi mảnh nên vải organza cực kỳ thoáng khí. Khi ra nhiều mồ hôi, giúp người dùng không có cảm giác bức bí, bết dính. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của vải. Nhờ có ưu điểm này, vải organza thưởng được dùng để may những chiếc đầm dạ hội dù dày dặn, giúp người sử dụng không bị khó chịu trong thời tiết nắng nóng.

– Nhẹ: Vì vải organza rất nhẹ nên nó thường được sử dụng để may những bộ trang phục cầu kỳ. Việc giặt giũ cũng sẽ trở nên đơn giản hơn do độ thấm nước không cao. 

– Màu sắc phong phú: Vải có nhiều màu, và mỗi màu được nhuộm trên vải không chỉ để tạo ra sự đa dạng mà còn thể hiện sự kỳ diệu mà chỉ riêng vải organza có. Vải tơ sống có màu nhạt hơn các loại vải khác vì các sợi được dệt thưa hơn. Tuy nhiên, chính vì lý do đó mà khi may các trang phục, sẽ giúp bộ trang phục thêm sang trọng, thu hút ánh nhìn hơn.

Ưu điểm của vải organza
Ưu điểm của vải organza

– Ít nếp nhăn: Trên thực tế, loại vải này không bị nhăn trừ khi nó được gấp hoặc vắt quá chặt. Nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức là phẳng những món đồ được làm từ vải organza. 

– Giữ được phom ban đầu: Vải không bị co rút sau khi sử dụng và giặt. Điều này đảm bảo rằng quần áo vẫn luôn có kích thước như khi được mua tại cửa hàng. 

Nhược điểm của vải organza 

– Giữ nhiệt thấp: Vì vải organza mỏng nên chỉ thích hợp sử dụng vào mùa hè. Nếu mặc loại vải này vào mùa đông, chắc chắn bạn sẽ lạnh đến thấu xương.

– Vải mỏng: Vì vải mỏng nên trong khi may cần phải có lớp lót để người sử dụng không bị phản cảm với người đối diện.

– Dễ trầy xước: Vải organza sẽ dễ bị xước nếu bị va chạm nhẹ với vật sắc nhọn, làm giảm vẻ quyến rũ của trang phục. 

– Khó may: Vải tơ sống cực kỳ khó cắt và may đặc biệt là những thợ may thiếu kinh nghiệm. Nếu như không có tay nghề cao thì rất khó điều khiển và may được vải organza theo đúng mong muốn. Do đó, để làm một trang phục bằng vải organza sẽ mất nhiều thời gian.

Nhược điểm của vải organza
Nhược điểm của vải organza

Vải organza ứng dụng trong đời sống hằng ngày

Một trong những ứng dụng lớn nhất của vải organza chính là may trang phục, đặc biệt là áo cưới. Ngoài ra, chúng còn được dùng để may rèm, khăn trải bàn, may áo dài, váy cưới, …

May áo cưới

May áo cưới là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của loại vải này ở các quốc gia phương Tây. Sự pha trộn giữa áo cưới và chất liệu vải organza khiến sản phẩm trở nên lộng lẫy và thanh lịch hơn.

Không chỉ vậy, chúng còn là loại vải giúp che đi nhược điểm điểm về những bộ phận cơ thể của cô dâu, giúp cô dâu trông thon thả, hoàn hảo hơn.

Vải organza may áo cưới
Vải organza may áo cưới

Mặc dù xu hướng đơn giản hóa áo cưới đã thịnh hành trong những năm gần đây nhưng chất liệu vải organza vẫn tiếp tục chiếm được cảm tình của các cặp đôi khi khiến trang phục cưới trở nên lộng lẫy và tỏa sáng hơn.

May nhiều loại trang phục

Nhiều cô gái sử dụng vải organza để may áo sơ mi, tạo điểm nhấn cho áo. Nếu bạn không muốn để lộ quá nhiều ra bên ngoài, thì có thể may thêm lớp lót bên trong.

Vải organza thường được ưa thích bởi những bạn nữ theo đuổi phong cách bánh bèo vì vải organza vốn có độ phồng nên rất thích hợp để làm nơ trang trí.

Trang phục Vải organza
Trang phục Vải organza

Những chiếc váy làm từ vải organza cũng khá sang trọng và quyến rũ. Vì khả năng bắt sáng cao, loại vải này rất lý tưởng để may trang phục dạ hội. Khi may áo sơ mi và váy, các nhà thiết kế cũng sẽ thêm vải lót để hỗ trợ tạo form đồng thời khiến người mặc cảm thấy yên tâm hơn.

Một số ứng dụng khác

Nhiều gia đình sử dụng vải organza để may rèm, may các vật dụng trang trí nội thất như chao đèn, lót bình, rèm phòng ngủ.

Không chỉ vậy, nhiều người thích sử dụng vải để trang trí cho các lễ kỷ niệm, đặc biệt là đám cưới. Vải organza không chỉ tạo thêm nét đẹp cho không gian tiệc tùng mà còn tạo ra một bầu không khí lãng mạn hơn.

Rèm vải vải organza
Rèm vải vải organza

Ngoài ra, vải còn được tận dụng để làm những chiếc nơ lộng lẫy và đáng yêu. Những chiếc nơ này sẽ được dùng để trang trí những món quà, giúp món quà bắt mắt hơn. 

Cách giặt và cách bảo quản vải organza 

Vải organza để giữ được bền lâu thì nên giặt bằng tay, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh và bảo quản chúng tránh xa những vật sắc nhọn. 

Cách giặt vải organza 

– Giặt bằng tay: Đây là loại vải phải giặt bằng tay, không nên chà xát quá mạnh sẽ làm vải bị mòn và hỏng.

– Nhiệt độ nước giặt: Nên dùng nước lạnh để giặt đồ organza. Nếu có thể, chỉ sử dụng nước ấm (khoảng 40 độ C). Và, nếu có thể, thì nên giặt khô vì giặt khô sẽ giúp vải bền lâu hơn.

– Không sử dụng chất tẩy mạnh: Mặc dù vải lâu khô nhưng sử dụng chất tẩy mạnh sẽ khiến vải mất đi chất tự nhiên. Vải có thể không còn mượt và mịn như trước nữa.

Các loại vải organza
Các loại vải organza

Cách bảo quản vải organza 

Để bảo quản được vải organza, bạn cần lưu ý hai điều sau:

– Tránh các vật dụng sắc nhọn: Như đã nói, vải organza rất dễ bị trầy xước ngay cả khi va chạm nhẹ với các vật sắc nhọn. Do đó, để tấm vải luôn bền đẹp, thì nên cho trang phục vải organza vào túi riêng và bảo quản cẩn thận hơn. 

– Sử dụng bàn ủi hơi nước: Vì vải organza được làm từ tơ sống, có ưu điểm ít nhăn hơn nên hạn chế là hoặc sử dụng bàn là thông thường. Nếu muốn ủi quần áo vải organza, bạn nên sử dụng bàn ủi hơi nước để hỗ trợ làm phẳng vải nhanh và hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải. 

Các câu hỏi thường gặp về vải organza 

Vải organza là vải gì?

Vải organza thực chất là vải tơ sống với thành phần chính là tơ sống (chiếm 70%). Nhờ đó mà chất vải mềm mượt, thoáng khí, thích hợp cho mùa hè. 

Vải organza giá bao nhiêu tiền

Vải organza có rất nhiều trên thị trường. Tùy từng vào đơn vị và loại vải mà giá thành khác nhau. Nhìn chung, giá vải organza trên thị trường dao động trên dưới 100.000 đồng/ m2 vải. 

Mua vải organza ở đâu?

Có rất nhiều địa điểm bán vải organza tại TPHCM, Hà Nội, như chợ Bến Thành, chợ Đồng Xuân,… Bạn có thể mua ở những mối buôn đáng tin cậy hoặc đến các cửa hàng gia công quần áo để đặt may.

Cách làm mềm vải organza 

Để làm mềm vải organza, thì cần có xà phòng trung tính và nước dưới 30 độ. Sau đó giặt bằng tay nhẹ nhàng, tránh vò, vắt quá mạnh. Giặt xong nên phơi vải ở chỗ có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời vì chúng cũng là một trong những nguyên nhân làm cứng vải organza. 

Vải organza khác với các loại vải dệt khác ở chỗ nó luôn được sử dụng làm lớp ngoài để giữ cho những bộ trang phục không bị nhàm chán. Bạn cũng nên thử sử dụng chất liệu organza này một lần, sự mềm mại và vẻ đẹp mà vải mang lại sẽ không làm bạn thất vọng.

Vải may áo dài học sinh Vải bông Vải ripstop Vải chân cua
Vải thun Vải denim Vải ren Vải cát hàn
Vải thun lạnh Vải sợi tre Vải nhung tăm Vải cashmere
Vải phi bóng Vải satin Vải modal Vải borip
Vải xô Vải viscose Vải lụa hàn Lụa satin
Vải voan lụa Vải tencel Vải kaki là gì
Vải organza Vải spandex Vải jeans