Vải phi lụa với đặc tính mềm, thoáng, đem đến cảm giác thoải mái khi sử dụng. Các sản phẩm làm từ vải phi lụa được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Vậy vải phi lụa là gì, giá bao nhiêu, cách vệ sinh và bảo quản vải như thế nào, hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vải phi lụa là gì?
Vải phi lụa là một loại vải có nguồn gốc tự nhiên, làm từ sợi tơ tằm. Vải phi lụa có tính linh hoạt cao, độ bền cao nhưng độ co giãn thấp. Vải phi lụa có độ óng ánh tự nhiên, khả năng phản xạ lại ánh nhẹ nhàng nên mang vẻ đẹp sang trọng cho người mặc.
Đặc điểm của vải phi lụa
Vải phi lụa sở hữu một số đặc điểm tương tự như vải lụa bởi chúng cùng được làm từ sợi tơ tằm. Vải phi lụa có khả năng dẫn điện kém, khi sờ tay vào vải thấy rất mềm mại, khả năng giữ ấm tốt, màu sắc tươi sáng, bền màu.
Vải phi lụa thường được sử dụng để may các loại váy áo dành cho những sự kiện sang trọng bởi vải rất đẹp, có độ óng ánh rất tự nhiên.
Tuy nhiên, loại vải này không có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt như các loại vải khác nên thường không được sử dụng để may các trang phục mặc hàng ngày.
Hiện nay, vải phi lụa cũng được cải tiến để giảm bớt những hạn chế vốn có của vải bằng cách thêm vào sợi vải các thành phần như sợi polyester, nylon… để tăng khả năng co giãn và khả năng thấm mồ hôi.
Ưu nhược điểm của vải phi lụa
Khi nhắc đến vải phi lụa, người ta nghĩ ngay đến những chiếc áo dài thướt tha hay những bộ váy sang trọng.
Ưu điểm của loại vải này đó là có tính thẩm mỹ cao, không bị nhăn và bảng màu tươi sáng, đa dạng, vì vậy nó rất được ưa chuộng trong ngành thời trang cao cấp.
Tuy nhiên, nhược điểm của vải đó là độ thoáng khí không cao, khó may và rất dễ ố vàng. Vì vậy, khi sử dụng vải phi lụa, người ta cần đặc biệt chăm chút vải.
Ưu điểm của vải phi lụa
– Tính thẩm mỹ cao: Các loại trang phục làm từ vải phi lụa có độ bóng tự nhiên do được dệt từ sợi tơ tằm kết hợp cùng một số loại sợi khác như sợi viscose. Chúng khiến những bộ trang phục nữ trở nên nữ tính, lãng mạn hơn rất nhiều.
– Không nhăn: bề mặt vải phi lụa khá trơn, láng, vì vậy vải không bị nhăn ngay cả sau khi giặt. Bạn sẽ không cần tốn thời gian là ủi bộ trang phục trước mỗi lần mặc mà chúng vẫn rất đẹp và sang trọng.
– Bảng màu tươi sáng, đa dạng: Vải phi lụa có rất nhiều màu sắc và bảng màu có độ sáng, bóng, thích hợp để may áo cưới, áo dài hay những loại trang phục có thiết kế cầu kỳ và mang tính sang trọng.
Nhược điểm của vải phi lụa
– Độ thoáng khi không cao: vải được thêm vào thành phần sợi nylon, vì vậy sẽ không có khả năng thấm mồ hôi. Vào mùa hè, khi mặc trang phục vải phi lụa sẽ thấy hơi nóng.
– Khó may: do bề mặt vải khá trơn và láng nên khó tạo nếp, khó may vải thành nhiều kiểu dáng phức tạp
– Dễ bị ố vàng: cũng do khả năng thoáng khí không cao nên mồ hôi sẽ dễ đọng ở các vị trí như cổ áo, nách áo và khiến vải bị ố vàng ở vị trí đó, khiến bộ trang phục mất tính thẩm mỹ.
Quy trình sản xuất vải phi lụa
Để sản xuất ra vải phi lụa, cần trải qua công đoạn khá phức tạp, bao gồm 5 bước, từ nuôi tằm, lấy tơ kén, ươm tơ, dùng tơ đó dệt thành vải và cuối cùng là nhuộm màu để tạo nên những tấm vải lụa thành phẩm.
Bước 1: Nuôi tằm
Mỗi con tằm sẽ có vòng đời khoảng 25 ngày. Đây là thời gian chúng sẽ sinh trưởng và nhả tơ. Thức ăn của tằm là lá dâu, vì vậy, để tằm có thể sinh trưởng và phát triển được, người ta cũng cần trồng dâu chăm sóc cây dâu bằng đất sạch, nước sạch.
Bước 2: Nhả tơ
Khi con tằm đã phát triển đến đủ thời gian, chúng sẽ bắt đầu nhả tơ. Người ta sẽ tạo các tổ kén để con tằm chui vào đó và nhả tơ. Tơ của tằm là protein dạng lỏng, khi tiếp xúc với không khí, nó mới đông cứng lại và tạo thành hình dạng các sợi tơ mảnh. Mỗi sợi tơ của chúng có thể dài đến 1000km.
Bước 3: Ươm tơ
Sau khi con tằm đã hoàn thành quá trình nhả tơ, người ta sẽ thả tổ kén vào nước sôi và khuấy lên để sợi tơ mềm hơn và sạch. Sau đó, người ươm tơ sẽ rút các sợi tơ ra, chập khoảng 10 sợi lại với nhau để các sợi tơ cứng hơn, sau đó mới đem dệt.
Bước 4: Dệt lụa
Vải phi lụa được dệt bằng cách xoắn các sợi tơ lại với nhau để dệt nên vải. Trong quá trình dệt, người ta cũng thêm vào thành phần các loại sợi nylon, sợi viscose để tạo ra các loại vải phi lụa với độ dày mỏng khác nhau, có bộ bóng và óng ánh khác nhau.
Bước 5: Nhuộm màu
Vải phi lụa nguyên chất có màu trắng ngà. Người ta sử dụng các loại thuốc nhuộm để tạo nên bảng màu đa dạng cho vải.
Phân biệt các loại vải phi lụa
Vải phi lụa trên thị trường Việt Nam hiện nay không chỉ có 1 loại mà có đến 8 loại khác nhau do sự khác nhau về thành phần có trong vải. Ngoài sợi tơ tằm, mỗi khi thêm một loại sợi trộn với sợi tơ tằm ban đầu, ta lại thu được một loại vải mới.
Những loại vải mới này có những đặc điểm khác nhau, khắc phục được những khuyết điểm của vải phi lụa ban đầu.
8 loại vải phi lụa hiện nay bao gồm vải phi lụa tơ tằm, vải phi lụa satin, vải phi lụa cotton, vải phi lụa đũi, vải phi lụa gấm, vải phi lụa twill, vải phi lụa giấy, vải phi lụa cát,…
Vải phi lụa tơ tằm
Vải phi lụa tơ tằm được dệt từ 100% sợi tơ tằm tự nhiên. Nó có độ mỏng, mịn, mướt mà ít loại vải nào sánh được. Độ bền của vải cao. Loại vải này có thể là vải trơn hoặc là các họa tiết được thêu dệt một cách tinh xảo, tinh tế.
Loại vải này được dệt hoàn toàn thủ công, có độ mỏng và độ bền cao nhất trong các loại vải phi lụa. Tuy nhiên, giá của nó cũng rất cao nên chỉ được ứng dụng trong thời trang cao cấp.
Vải phi lụa satin
Vải phi lụa satin được dệt từ sợi nhân tạo lụa, sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, trong đó các sợi tơ được sắp xếp đan xen để tạo nên sự vững chắc trong kết cấu vải. Vải phi lụa satin có kết cấu rất vững chắc, khó rách, vải rất đẹp và dễ in họa tiết.
Vải phi lụa satin thường được dệt từ sợi tơ tằm thượng hạng kết hợp với sợi nhân tạo satin để tạo nên độ bóng và bên cho vải. Đặc biệt, khi có ánh đèn chiếu vào, vải sẽ có độ phản chiếu ánh sáng rất đẹp, vì vậy trang phục làm từ vải phi lụa satin rất phù hợp cho những buổi tiệc tối.
Vải phi lụa cotton
Vải phi lụa cotton sở hữu những đặc điểm của vải lụa và vải cotton bởi nó là sự pha trộn giữa sợi tơ tằm và sợi cotton. Vải có đặc tính mềm mịn, thoáng mát, có khả năng chống nhiệt cao, ít nhăn và cũng có tính thẩm mỹ cao.
Vải phi lụa twill
Vải phi lụa twill có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhất trong các loại vải phi lụa. Vì vậy, nó đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Độ rủ của vải cao, bề mặt vải có độ bóng mờ. Tuy nhiên, loại vải này rất dễ bị ố nên cần bảo quản cẩn thận khi sử dụng.
Vải phi lụa đũi
Vải phi lụa đũi là sự kết hợp giữa vải lụa và vải đũi, khiến vải nhẹ, mềm mượt, có độ bóng nhưng lại rất mát vào mùa hè và có khả năng giữ ấm vào mùa đông.
Vải phi lụa giấy
Vải phi lụa giấy rất mỏng, nhẹ và không gây khó chịu dù mặc cả ngày. Đặc biệt, loại vải này cũng không nhăn nên không cần là ủi trước khi mặc.
Vải phi lụa cát
Vải phi lụa cát có bề mặt vải hơi sần nhẹ như khi sờ vào cát. Đặc tính của vải là khá mềm và nhẹ, thường được sử dụng để may các loại trang phục như áo dài, váy mặc mùa hè hay làm rèm cửa….
Vải phi lụa gấm
Vải phi lụa gấm dày hơn hẳn các loại vải phi lụa khác khi có sự kết hợp của sợi vải gấm. Về mặt vải được thêu dệt các hoa văn vô cùng tinh xảo, mang vẻ đẹp sang trọng. Bởi vậy, giá của loại vải phi lụa hoạ tiết này cũng cao hơn các loại khác.
Giá vải phi lụa bao nhiêu 1 mét?
Vải phi lụa có giá ở mức trung bình, không quá cao như vải lụa tơ tằm nhưng cũng không rẻ như vải thun.
- Giá vải phi lụa dao động khoảng 22.000 – 25.000 đồng/ khổ vải đối với các loại vải thường.
- Giá vải phi lụa cao cấp như vải phi lụa gấm, vải phi lụa satin, vải phi lụa tơ tằm thì giá khoảng 60.000 đồng/ khổ vải.
Mua vải phi lụa ở đâu tphcm?
Tại TP HCM, có rất nhiều địa chỉ để bạn có thể mua vải như chợ vải Soái Kình Lâm, chợ Kim Biên, chợ vải Tân Bình, chợ vải Phú Hòa Thọ, chợ vải Trần Hữu Trang.
Ngoài ra, những cửa hàng bán vải phi lụa nổi tiếng tại TP HCM mà bạn có thể tham khảo như vải phi lụa Thái Tuấn, vải Thúy Phương…
Cách nhận biết vải phi lụa
Vải phi lụa có bề mặt mềm, mịn nhưng nặng hơn so với vải lụa satin. Vải phi lụa cũng không bị nhăn nên bạn có thể vò vải, sau đó thả tay ra để xem vải có trả lại trạng thái ban đầu hay không.
Ngoài ra, vải phi lụa khi đốt thành tro sẽ rất tơi, không vón cục. Còn nếu vải khi đốt có mùi khó chịu và tro bị vón cục thì đó không phải vải phi lụa.
Ứng dụng của vải phi lụa
Vải phi lụa là chất liệu mang vẻ đẹp sang trọng cùng độ bề cao, vì vậy, nó được ứng dụng trong cả sản xuất quần áo, thời trang đến sản xuất các sản phẩm nội thất, trang phí.
Vải phi lụa trong sản xuất quần áo thời trang
Vải phi lụa thường được dùng để tạo nên rất nhiều kiểu trang phục khác nhau như váy body 2 dây, đầm vải phi lụa hay áo dài, áo sơ mi công sở, áo kiểu vải phi lụa, đồ bộ vải phi lụa, vải phi lụa may đồ ngủ…
Với bề mặt bóng mịn, vải phi lụa đem đến sự sang trọng cho các bộ trang phục, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào màu đông.
Vải phi lụa trong sản xuất đồ nội thất
Vải phi lụa rất được ưa chuộng để sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm, rèm cửa hay khăn trải bàn. Vải đẹp, mịn, mềm và sang trọng, khiến không gian ngôi nhà trở nên sang trọng hơn.
Cách vệ sinh vải phi lụa
Vải phi lụa cần được vệ sinh một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Để vải không bị ố vàng, bạn nên ngâm vải vào nước ấm có pha nước giặt khoảng 5 phút, sau đó mới mang đi giặt. Khi giặt thì nên giặt bằng tay, vò vải nhẹ nhàng.
Nếu giặt bằng máy thì nên chọn chế độ giặt nhẹ và xả nhiều nước. Không sử dụng các loại hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
Cách bảo quản vải phi lụa
– Không nên giặt vải chung với các loại vải khác, không giặt chung với các loại quần áo có móc khóa hay có các chi tiết đính kèm có đầu nhọn để tránh bị rút chỉ
– Phơi vải ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
– Thường xuyên mang vải ra phơi và rũ bụi trên vải
– Không đổ cồn vào vải bởi nó sẽ gây mất màu vải
Câu hỏi thêm về vải phi lụa
Vải phi lụa mát không?
Vải phi lụa được dệt từ sợi tơ tằm hoặc sợi tơ nhân tạo pha với các loại sợi khác nên sẽ không có độ thoáng khí cao. Khi mặc trang phục vải phi lụa vào mùa hè hoặc mặc lâu, bạn sẽ thấy nóng và bí bách. Trang phục vải phi lụa phù hợp để mặc vào thời tiết mát hoặc vào mùa đông hơn.
Vải phi lụa có tốt không?
Vải phi lụa được kết hợp giữa nhiều sợi vải khác nhau để tạo nên những đặc tính ưu việt, vì vậy đây là một loại vải tốt, lại có ứng dụng rất cao trong đời sống.
Vải phi lụa mang vẻ đẹp sang trọng, sở hữu những ưu điểm vượt trội và tính ứng dụng cao trong đời sống. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại vải này.