Polyurethane là gì? Phân loại và ứng dụng của Polyurethane

Nhược điểm của da polyurethane

Polyurethane là gì? Đây là chất liệu có ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của chúng ta. Xung quanh chúng ta có rất nhiều sản phẩm làm từ PU như bọc ghế sofa, bọc ghế ô tô, áo da…. 

Hãy cùng May Hợp Phát tìm hiểu kỹ hơn về chất liệu này trong bài viết dưới đây.

Polyurethane là gì?

Polyurethane thường được gọi với tên viết tắt là PU. Đây là một chất liệu nhân tạo có đặc điểm tương tự như da. 

Polyurethane được sử dụng thay thế cho chất liệu da thật và có ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực hơn là da tự nhiên. 

Polyurethane là gì
Polyurethane là gì

Da polyurethane là gì?

Da polyurethane hay còn gọi là da PU được làm từ phần xơ của da bò, tách riêng và tráng một lớp polyurethane lên trên. Da polyurethane được sử dụng để làm các loại túi xách, giày dép thay thế cho da thật với giá thành rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn. 

Da polyurethane là gì
Da polyurethane là gì

Sơn polyurethane là gì?

Sơn polyurethane hay còn gọi là sơn PU. Đây là loại sơn có thành phần polyurethane với độ bóng cao và độ bám dính tốt. 

Sơn polyurethane được sử dụng làm cả sơn nội thất lẫn sơn ngoại thất bởi chúng có khả năng chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. 

Ngoài sơn nhà, Sơn polyurethane dạng bọt còn được sử dụng làm vecni để đánh bóng đồ gỗ, dùng làm đệm mút ở ghế xe hơi và sử dụng để bảo vệ các đồ vật dễ vỡ trong quá trình vận chuyển…

Sơn polyurethane là gì
Sơn polyurethane là gì

Nhựa polyurethane là gì?

Nhựa polyurethane hay nhựa PU là một dạng nhựa tổng hợp có thành phần Polyurethane. Nhựa polyurethane có độ bền cao, có độ co giãn tương tự cao su và độ cứng tương tự kim loại. 

Vì vậy, nhựa PU được sử dụng để làm các chi tiết máy trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Chúng có thể chịu được trong điều kiện nhiệt độ từ -40°C đến +80°C.

Nhựa polyurethane là gì
Nhựa polyurethane là gì

Vải polyurethane là gì?

Vải polyurethane là loại vải tổng hợp gồm nhiều lớp nhựa polyurethane liên kết với nhau. Vải polyurethane có khả năng chống thấm nước cao và cản gió tốt. 

Vải cũng nhẹ, có bề mặt khá giống vải da. Vải polyurethane được gọi là da nhân tạo và thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện thời trang. 

Vải polyurethane là gì
Vải polyurethane là gì

Công thức hóa học của polyurethane

Cấu trúc phân tử của Polyurethane bao gồm các đoạn cứng và mềm.

  • Đoạn cứng: được cấu tạo từ disocyanate và nối với nhau bằng liên kết hidro với cấu trúc rất chắc chắn, hình thành pha cứng.
  • Đoạn mềm: cấu tạo từ Polyol
  • Mạch chính thẳng, không phân nhánh, liên kết chặt không trượt lên nhau giúp PU có modun đàn hồi cao.
Công thức hóa học của polyurethane
Công thức hóa học của polyurethane

Đặc điểm của chất polyurethane

  • Polyurethane có khả năng chịu bào mòn tốt, từ đó nó có thể bao bọc và bảo vệ các vật liệu bên trong khỏi điều kiện môi trường khắc nghiệt, từ đó tăng tuổi thọ của vật liệu.
  • Bề mặt của Polyurethane có khả năng chống thấm cao nên có thể cản nước, dầu mỡ, chất nhờn bám vào bên trong
  • Polyurethane chịu được áp lực cao nên có thể sử dụng để sản xuất các loại xe trọng tải lớn, các loại tấm chống sốc
  • Polyurethane dai không kém gì cao su nên khó bị xé rách
  • Có khả năng cách điện nên được sử dụng làm vỏ bọc dây điện, dây cáp
Đặc điểm của chất polyurethane
Đặc điểm của chất polyurethane

Ưu điểm của da polyurethane

  • Da Polyurethane nhẹ hơn da thật, giá lại rẻ hơn nên việc sản xuất các sản phẩm thời trang đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí hơn 
  • Da Polyurethane được dập nổi trên bề mặt nên tính thẩm mỹ không kém gì da thật. Hơn nữa, bề mặt da Polyurethane còn sáng bóng hơn da thật
  • Da Polyurethane không thấm nước, vì vậy dễ làm sạch hơn
  • Da Polyurethane có độ bền cao, không hư hỏng dù bạn giặt bằng máy giặt hay làm khô bằng máy sấy
Ưu điểm của da polyurethane
Ưu điểm của da polyurethane

Nhược điểm của da polyurethane

Do mỏng hơn da thật nên da Polyurethane có khả năng giữ ấm kém hơn da thật

Da được sản xuất nhân tạo nên da Polyurethane sẽ có mùi hóa chất hơi khó chịu, không thể loại bỏ

Da thật khi dùng lâu, da bị cũ, trên bề mặt da sẽ có một lớp sáng patina tự nhiên, khiến da vẫn mang một vẻ đẹp riêng, tuy nhiên da Polyurethane không có lớp này

Khi mặc các loại trang phục làm từ da Polyurethane, bạn sẽ không thấy thoải mái bằng da thật do da Polyurethane rất kín, không có các lỗ thở 

Nhược điểm của da polyurethane
Nhược điểm của da polyurethane

Quy trình sản xuất polyurethane

Có 2 quy trình để sản xuất ra polyurethane bao gồm quy trình PU ướt và quy trình PU khô. Quy trình sản xuất PU ướt thường được sử dụng trong sản xuất bọc ghế sofa, bọc ghế ô tô. 

Trong khi đó, quy trình sản xuất PU khô được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm phụ kiện thời trang.

Quy trình PU ướt

Quy trình PU ướt bao gồm phủ một lớp nhựa lên trên vải, sau đó quét keo dính lên rồi tiếp tục phủ các lớp PU tiếp theo lên. 

Lớp phủ trên cùng có thể được trang trí bằng nhiều họa tiết khác nhau để tấm vải trở nên bắt mắt hơn. 

Quy trình sản xuất PU ướt có thể sử dụng được trên bất cứ sản phẩm giả da nào, đặc biệt là dùng để sản xuất các loại bọc PU như bọc ghế sofa, bọc ghế ô tô. 

Quy trình PU ướt
Quy trình PU ướt

Quy trình PU khô

Quy trình PU khô sẽ hơi khác so với quy trình PU ướt, trong đó lớp PU sẽ được phủ trực tiếp lên mặt sau vải. Khi lớp này khô lại, chúng sẽ có độ bền và hiệu suất cao hơn. 

Quy trình PU khô phải được sản xuất trong môi trường sạch và an toàn. Năng lượng để sử dụng trong quy trình này cũng tiết kiệm hơn 25% so với quy trình ướt. 

Quy trình PU khô phù hợp để sản xuất các loại phụ kiện thời trang như giày dép, túi xách. 

Quy trình PU khô
Quy trình PU khô

Phân loại Polyurethane

Polyurethane không chỉ bao gồm 1 loại mà nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có thành phần hóa học cũng như tính năng khác nhau, bao gồm Polycarbonate, Polyether, Polyester và Thermoplastic polyurethanes. 

Chúng ta cần phân biệt các loại Polyurethane này để lựa chọn được chất liệu phù hợp với mục đích sử dụng. 

Polycarbonate (PC) Polyurethane

Đây là loại Polyurethane tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nó vượt trội trong các tính năng chống ẩm, cản nhiệt và chống ánh sáng cao. Polycarbonate rất phù hợp trong việc bọc thương mại giao thông. 

Polycarbonate (PC) Polyurethane
Polycarbonate (PC) Polyurethane

Polyether (PET) Polyurethane

Polyether nổi bật về khả năng chống ẩm, cản nhiệt và ánh sáng, được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thương mại. 

Polyether (PET) Polyurethane
Polyether (PET) Polyurethane

Polyester (PES) Polyurethane

Polyester có khả năng chống ẩm, cản nhiệt và ánh sáng thấp, thường được sử dụng để may quần áo, đồ gia dụng nội thất hay các vật liệu cách điện.

Polyester (PES) Polyurethane
Polyester (PES) Polyurethane

Thermoplastic polyurethanes (TPU) Polyurethane

Thermoplastic polyurethanes hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo, có độ đàn hồi cao, khả năng chịu nhiệt cao, được sử dụng để làm chất chống thấm nước trong xây dựng. 

Thermoplastic polyurethanes (TPU) Polyurethane
Thermoplastic polyurethanes (TPU) Polyurethane

Phân biệt da polyurethane thật giả

  • Giá cả: Da PU có giá rẻ hơn so với da thật
  • Mùi: Da PU có mùi nhựa đặc trưng khó loại bỏ, trong khi da thật không có mùi như vậy
    Độ thấm nước: Da PU không thấm nước, trong khi da thật sẽ bị thấm nước
  • Nhãn mác: Trên nhãn mác các sản phẩm làm từ da PU sẽ có dòng chữ “manmade materials – chất liệu nhân tạo”
  • Viền da: Viền da PU nhẵn, mịn, đều trong khi viền da thật sẽ khô ráp và không đều nhau
Phân biệt da polyurethane thật giả
Phân biệt da polyurethane thật giả

Ứng dụng của polyurethane 

Polyurethane sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, vì vậy ứng dụng trong cuộc sống của nó cũng rất phong phú. Nó được sử dụng để thi công cách nhiệt, cách âm, sản xuất đồ nội thất, ứng dụng trong ngành thời trang để sản xuất quần áo và các phụ kiện thời trang. 

Polyurethane dùng để cách nhiệt và cách âm

Polyurethane dạng foam thường được sử dụng để tạo lớp cách âm, cách nhiệt cho phòng karaoke hay các quán bar. 

Âm thanh trong không gian sẽ không bị lọt ra ngoài, gây ảnh hướng tới các phòng, các nhà khác. Đồng thời, khả năng cách nhiệt của nó còn giúp không gian duy trì được độ lạnh phù hợp.

Polyurethane dùng để cách nhiệt và cách âm
Polyurethane dùng để cách nhiệt và cách âm

Polyurethane trong sản xuất nội thất

Polyurethane được sử dụng để thi công cột nhà và các tấm ốp cột nhà. Cột nhà làm từ Polyurethane có giá thành rẻ và độ bền cao, không suy giảm chất lượng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và dễ dàng sửa chữa lúc cần thiết. 

Các tấm ốp trần nhà làm từ Polyurethane có trọng lượng nhẹ, lắp đặt đơn giản, chỉ cần dán keo chuyên dụng trong xây dựng. Các tấm ốp trần nhà này cũng có thể trang trí theo nhiều họa tiết khác nhau. 

Polyurethane trong sản xuất nội thất
Polyurethane trong sản xuất nội thất

Polyurethane trong sản xuất may mặc

Những sản phẩm may mặc sử dụng chất liệu Polyurethane phổ biến nhất là áo da PU. Áo có bề mặt tương tự như áo da nhưng giá lại rẻ hơn. Tuy nhiên, khi mặc áo da PU sẽ không thoải mái bằng da thật.

Ngoài ra, Polyurethane cũng được sử dụng để may giày dép. Giày dép làm từ Polyurethane có vẻ ngoài sang trọng, độ bền cao mà giá cũng không hề đắt.

Polyurethane trong sản xuất may mặc
Polyurethane trong sản xuất may mặc

Cách bảo quản polyurethane

  • Để các sản phẩm từ Polyurethane có thể sử dụng trong thời gian dài nhất, bạn cần vệ sinh định kỳ, từ 1 tuần đến 1 tháng 1 lần tùy sản phẩm. 
  • Không nên vệ sinh quá thường xuyên bởi nó có thể khiến Polyurethane bị bong tróc mất màu hoặc mất đi độ bóng.
  • Khi vệ sinh, bạn cũng cần lựa chọn sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để tăng độ bền sản phẩm..
  • Các sản phẩm quần áo, phụ kiện làm từ Polyurethane có thể chịu được cả những điều kiện khắc nghiệt như độ ẩm quá cao hay quá thấp. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện độ ẩm ổn định thì sản phẩm sẽ bền hơn.
  • Sau khi sử dụng các sản phẩm làm từ Polyurethane, nên cất vào các hộp có túi hút ẩm. Nếu là ghế sofa thì nên bọc lại nếu không sử dụng để tránh bụi bẩn và côn trùng. 
Cách bảo quản polyurethane
Cách bảo quản polyurethane

Polyurethane là một chất liệu bền và đẹp, giá cả lại phải chăng. Tuy nhiên, không vật liệu nào có thể bền mãi nếu chúng ta không sử dụng và bảo quản đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách lựa chọn các sản phẩm từ PU phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.